Phát hiện mới về chức năng thích nghi của thực vật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phát hiện mới về chức năng thích nghi của thực vật ảnh 1
 

Thực vật có chức năng điều chỉnh trạng thái sinh trưởng theo sự biến đổi nhiệt độ bốn mùa, vậy chúng dựa vào cái gì để nhận biết được sự biến đổi nhiệt độ của thế giới bên ngoài?

Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Anh thuộc Trung tâm John Innes cho thấy trong lớp gen của thực vật có một vật chất rất đặc biệt là protein histone H2A.Z được coi là “nhiệt kế” của thực vật. Phát hiện mới này có tác dụng rất lớn giúp các nhà nghiên cứu nuôi cấy những giống cây mới có thể thích ứng tốt hơn với sự biến đổi khí hậu.

Báo cáo đăng trên tạp chí Tế bào số ra mới nhất cho biết các nhà khoa học đã tiến hành can thiệp bằng biện pháp gen để làm cho loài thực vật Arabidopsis thaliana và làm cho nó có thể phát ra càng nhiều ánh sáng dưới môi trường nhiệt độ ngày càng cao. Kết quả cho thấy các nhà khoa học đã phát hiện một loại chất protein histone H2A.Z được cho là “nhiệt kế” của thực vật.

Khi nhiệt độ môi trường sinh trưởng của thực vật giảm xuống, chất protein histone H2A.Z sẽ bám vào DNA khiến cho một số gen không phát huy được tác dụng, qua đó giúp ức chế sự sinh trưởng của thực vật. Ngược lại khi nhiệt độ tăng cao, chất protein histone H2A.Z sẽ thoát khỏi DNA và các gen liên quan có thể phát huy tác dụng, chỉ đạo sự sinh trưởng của thực vật.

Các nhà khoa học cho rằng, một số thực vật có thể nở hoa sớm hoặc muộn tùy thuộc vào sự ấm hay lạnh của thời tiết và điều này đều chịu sự khống chế của hệ thống trên.

Tuy nhiên nếu như chất protein histone H2A.Z bị đột biến có thể khiến cho thực vật không nhận biết được sự biến đổi nhiệt độ bên ngoài. Hơn nữa, do thực vật không thể di động cộng thêm việc chúng không thể thích ứng nhanh chóng với sự biến đổi nhiệt độ của một khu vực nào đó, thì chúng sẽ đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Các nhà khoa học hy vọng sau khi tìm hiểu đặc điểm của hệ thống khống chế nhiệt độ của thực vật, sẽ giúp các nhà khoa học có thể nuôi cấy được nhiều loài thực vật mới có thể thích ứng tốt hơn với sự biến đổi khí hậu.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

​Vẽ gà - thú chơi bất tận

​Vẽ gà - thú chơi bất tận

Không phải ngẫu nhiên con gà có mặt trong mỹ thuật Việt từ rất lâu đời. Những họa tiết trang trí gốm từ thời Bắc thuộc, Lý, Trần, Lê đã có rất nhiều hình vẽ con gà rất sinh động.
Vẻ đẹp say lòng người của An Giang

Vẻ đẹp say lòng người của An Giang

Rong ruổi về miền Tây Nam Bộ, ghé thăm Châu Đốc, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh bình của cánh đồng thốt nốt, đồng lúa xanh ngắt và cuộc sống của người dân làng nổi cá bè.
Gia Lai: Xử lý nghiêm vi phạm về chiếu tia laser làm mất an toàn hàng không

Gia Lai: Xử lý nghiêm vi phạm về chiếu tia laser làm mất an toàn hàng không

(GLO)- Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai tại Công văn số 2979/UBND-NC. Công văn nêu rõ, thời gian qua trên địa bàn một số Cảng Hàng không, sân bay trong nước đã xảy ra hiện tượng sử dụng đèn chiếu tia laser (laze) vào tàu bay khi đang hạ cánh, uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn hàng không. Riêng địa bàn tỉnh Gia Lai, tháng 3-2016 tại Sân bay Pleiku đã xuất hiện trường hợp có tia laze chiếu vào buồng lái khi tàu bay của Hãng Hàng không Vietnam Airlines chuẩn bị hạ cánh, gây chói mắt phi công đang điều khiển…
Trẻ con-ngáp thôi cũng đáng yêu

Trẻ con-ngáp thôi cũng đáng yêu

Bé có thể làm trò này ngay từ khi còn trong bụng mẹ và một khi đã ra đến ngoài rồi, việc bé ngáp, dù là ngao ngán hay buồn ngủ, cũng đều chỉ làm mẹ thêm say đắm bé mà thôi.