Nơi tụ hội những gam màu của gỗ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo nhìn nhận của nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ của Gia Lai đang tham dự festival lâm sản Việt Nam lần thứ I-Bình Định 2011 thì Hội chợ lâm sản Việt Nam- Một trong những nội dung chính của Festival phong phú về chủng loại thành phẩm hơn các festival trên lĩnh vực lâm sản được tổ chức tại một số tỉnh, thành trước đây.
Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở khi Festival lâm sản tổ chức tại Bình Định năm 2011 hiện diện 528 gian hàng trưng bày sản phẩm thuộc 104 tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự hội chợ phân thành 3 khu trong khuôn viên quảng trường trung tâm thành phố Quy Nhơn gồm khu dịch vụ hỗ trợ, khu sinh vật cảnh và khu trưng bày các sản phẩm gỗ mỹ nghệ.
Phó Chủ tich nước tham quan các gian hàng.
Phó Chủ tich nước tham quan các gian hàng.
Trong thời gian 3 ngày diễn ra Hội chợ (từ ngày 26 đến 28-3-2011), du khách sẽ được “mục sở thị” hàng ngàn sản phẩm gỗ mỹ nghệ, lâm sản và các sản phẩm phụ trợ trong ngành chế biến lâm sản phong phú về kiểu dáng và chủng loại; xứng đán là điểm “hội tụ” những gam màu của gỗ khẳng định lâm sản Việt Nam nói chung, các mặt hàng chế biến gỗ nói riêng trong tiến trình hội nhập và phát triển mạnh mẽ vào thị trường trong và ngoài nước như chủ đề festival đặt ra.
Hiện diện tại khu trưng bày các sản phẩm phụ trợ phục vụ công nghệ chế biến gỗ mỹ nghệ nói riêng, công nghiệp chế biến gỗ nói chung là các gian hàng giới thiệu trang thiết bị, máy móc đặc hiệu; thiết bị điện, khí nén, thủy lực, van công nghiệp; phụ tùng máy nén khí; keo gián công nghiệp của các doanh nghiệp, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và chế biến lâm sản. Các giống cây lâm nghiệp, hình ảnh ghi lại công tác trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng gắn với khẩu hiệu quảng bá ấn tượng: “từ trồng rừng đến sản phẩm”.
Khu trưng bày sinh vật cảnh 2 đầu tiếp giáp với đường Nguyễn Tất Thành và Lê Duẩn với hàng trăm gốc cảnh như tùng, linh san, du… qua đôi bàn tay cắt, tỉa, uống gò của các nghệ nhân chuyên tạo cảnh đã phát họa thế đứng riêng của từng gốc cảnh, mà có lẽ cái thế đứng ấy được tạo dựng từ cách cảm, cách nghĩ của chính người tạo ra nó.
Anh Đặng Hoàng Thân- Chủ cơ sở mỹ nghệ Hoàng Thân (thị xã An Khê)
Gianh hàng của anh Đặng Hoàng Thân- Chủ cơ sở mỹ nghệ Hoàng Thân (thị xã An Khê, Gia Lai)
Sự đa dạng về chủng loại, kiểu dáng sản phẩm tại Hội chợ triển lãm lâm sản Việt Nam lần 1 hiện rõ tại từng khu trưng bày, song nổi bật hơn cả vẫn là khu trưng bày sản phẩm gỗ mỹ nghệ. Tại khu trưng bày này, 326 gian hàng của các tổ chức, doanh nghiệp chính là nơi phát họa sự yêu thích đa dạng của con người thông qua hàng ngàn sản phẩm gỗ. Những bộ bàn ghế gỗ được chạm khắc công phu thân rồng, dáng phượng, khắc chữ… theo lối cổ xưa; đến sự hiện diện của những bộ bàn ghế thiết kế cách tân, cách điệu được đặt tên tứ linh long-ly-quy-phụng, long phụng tương phùng…, mà điểm xuất phát làm nên sự cách tân ấy dựa vào hình hài gốc gỗ. Tiếp đến, những đôi lục bình cao-thấp-vừa chạm trỗ hình rồng, hình phượng; bộ bàn ghế hình tròn, vuông, bầu dục, tủ, phản…đủ kích cỡ, kiểu dáng phù hợp trang trí trong nhà, ngoài trời, nhà hàng, khách sạn, hàng quán, cung ứng nhu cầu sử dụng thường ngày của con người.
Góp phần vào sự đa dạng sản phẩm tại Hội chợ triển lãm lâm sản có các cá nhân, doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Gia Lai. Anh Đặng Hoàng Thân- Chủ cơ sở mỹ nghệ Hoàng Thân (thị xã An Khê) cho biết cơ sở anh mang đến Hội chợ triển lãm lần này 22 sản phẩm gỗ mỹ nghệ như bàn ghế, tượng gỗ, lục bình, kệ đặt ty vi… với mục tiêu chính là quảng bá sản phẩm, khẳng định thương hiệu sản phẩm gỗ mỹ nghệ Gia Lai trong thị trường sản phẩm gỗ mỹ nghệ trong nước và quốc tế.
Ảnh: Dũng Diệp
Ảnh: Dũng Diệp
Nổi bật trong nhóm 22 sản phẩm trên là tượng phật di lặc ngồi trên mình rồng bằng gỗ hương cao 3,2m; rộng 1,86m; bộ bàn ghế bằng gỗ cà te dài 3,2m. 2 sản phẩm này được đăng ký kỷ lục Guiness của Hội chợ triển lãm đồ gỗ lần này và được Ban tổ chức chấp thuận. Việc 2 sản phẩm trên có được công nhận kỷ lục Guiness hay không còn phải chờ, song ngay tại buổi khai mạc gian hàng của anh đã được Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đến thăm, tìm hiểu sản phẩm, chụp hình lưu niệm là vinh dự lớn đối với cơ sở sản xuất mỹ nghệ quy mô còn nhỏ do anh làm chủ.
Cách gian hàng anh Thân tầm 30m là gian hàng của Hội sinh vật cảnh Gia Lai. Anh Hồ Văn Vĩnh- Trưởng đoàn Hội sinh vật cảnh Gia Lai tham dự Festival lần này nói: Hội tập hợp 4 cơ sở mỹ nghệ tại địa bàn huyện Mang Yang, thị xã An Khê… tham gia giới thiệu hơn 10 sản phẩm thuộc 3 dòng chất liệu chính là gỗ, đá, sinh vật cảnh.
Dưới cái nhìn của người đã nhiều lần tham dự Festival, anh khẳng định chất lượng gỗ, mẫu mã của sản phẩm gỗ mỹ nghệ Gia Lai tại Festival lần này rất khó có đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, anh tin sản phẩm gỗ mỹ nghệ Gia Lai sẽ được xếp hạng cao vào ngày Festival kết thúc để tiếp tục khẳng định thương hiệu sản phẩm gỗ mỹ nghệ của tỉnh trên thị trường hiện nay.
Hỏi chuyện anh kỳ vọng gì khi tham dự Festival lần này, anh bảo cá nhân anh cũng như các đơn vị, doanh nghiệp Gia Lai tham dự Festival lần này có 3 kỳ vọng. Trước tiên là thông qua Festival, anh và các cộng sự được mở mang kiến thức; đồng thời có thêm nhiều mối quan hệ làm tiền đề mở rộng hợp tác sản xuất, kinh doanh. Tiếp đến hy vọng các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước sẽ đặt mua sản phẩm, tạo điều kiện cho Hội có vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật cao góp phần làm đẹp cho đời. Cuối cùng sự nỗ lực tham gia quảng bá hình ảnh gỗ mỹ nghệ của tỉnh đến với bạn bè trong và ngoài nước thời gian qua sẽ là cơ sở để cơ quan chức năng sớm quyết định thành lập Hội sinh vật cảnh Gia Lai, tạo điều kiện cho Hội hoạt động hiệu quả hơn.         
                           
Dũng Diệp    

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.