NÓI THẲNG: Ông Trịnh Văn Quyết không là "vùng cấm"!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông chủ của Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết trở thành bị can, bị bắt tạm giam diễn biến rất nhanh, dư luận bất ngờ. Qua đó cho thấy pháp luật không có vùng cấm, kể cả với các đại gia.
Mấy ngày gần đây, có hai đại gia xộ khám làm nóng dư luận xã hội: Bà Phương Hằng - CEO của Công ty CP Đại Nam và ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC. 
Bà Hằng trở thành bị can, bị bắt tạm giam có lẽ là chuyện tất yếu, không sớm thì muộn và sẽ còn kéo theo nhiều vấn đề nóng hổi nữa, như đang diễn ra và sẽ diễn ra. 
Còn trường hợp ông chủ của Tập đoàn FLC trở thành bị can, bị bắt tạm giam diễn biến rất nhanh, làm dư luận bất ngờ, nhưng xét cho cùng đây là hậu quả tất yếu của một doanh nhân xem thường pháp luật.
HoSE vô can?
Vì sao ông Trịnh Văn Quyết dễ dàng bán chui cổ phiếu như vậy, đặc biệt việc bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC hôm 10-1? Chẳng lẽ HoSE không có trách nhiệm gì?
Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện tin đồn ông Trịnh Văn Quyết bị tạm hoãn xuất cảnh một tháng để phục vụ điều tra. Chỉ là "tin đồn" nhưng thị trường chứng khoán lại một phen chao đảo dữ dội. 
Trên thực tế, ngày 26-3, cơ quan công an đã có ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh một tháng để phục vụ điều tra đối với Trịnh Văn Quyết. Và ngày 29-3, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết.
Theo Trung tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng Bộ Công an, ông Quyết và các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan bị điều tra về hành vi "thao túng thị trường chứng khoán", "che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" xảy ra ngày 10-1, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, làm ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán.
Hành vi trên của ông Trịnh Văn Quyết đã đủ yếu tố cấu thành tội "thao túng thị trường chứng khoán" quy định tại điều 211 Bộ luật hình sự.
Phải nói rằng cơ quan điều tra thực hiện việc bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết rất nhanh, từ việc tạm hoãn xuất cảnh đến bắt tạm giam chỉ trong vài ngày. Nhanh hơn nhiều so với trường hợp của CEO Nguyễn Phương Hằng. Qua đó cho thấy pháp luật không có vùng cấm nào cả, kể cả với các đại gia, nếu vi phạm pháp luật.
Hành vi cấu thành tội "Thao túng thị trường chứng khoán" của ông Trịnh Văn Quyết xảy ra từ 10-1. Khi đó, sau nhiều ngày cổ phiếu FLC được "đánh lên" với giá rất cao, ngày 10-1, ông chủ Tập đoàn FLC đã giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo quy định. Chỉ trong một phiên giao dịch, có tới gần 135 triệu cổ phiếu FLC được khớp lệnh với giá cao bất thường. Cũng trong phiên này, nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu FLC giá trần vào buổi sáng, đến chiều bị giảm sàn.
Sau khi ông chủ Tập đoàn FLC "bán chui" cổ phiếu, thị trường chứng khoán chao đảo, nhà đầu tư liên tục bán tháo FLC và các cổ phiếu liên quan.
Giải quyết hậu quả này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, chỉ đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10-1 của ông Trịnh Văn Quyết và hoàn tiền lại cho nhiều nhà đầu tư đã mua. Đây cũng là biện pháp chưa có tiền lệ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Trịnh Văn Quyết vi phạm pháp luật trong hoạt động trên sàn chứng khoán.
Trước đó, vào tháng 11-2017, ông Quyết bị phạt 65 triệu đồng vì bán 57 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo với cơ quan quản lý thị trường.
Cũng trong năm 2017, Công ty CP xây dựng FLC Faros (ROS) do ông Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch HĐQT cũng bị phạt với nguyên nhân đã bán chui hơn 13,69 triệu AMD (Công ty CP đầu tư và khoáng sản AMD Group), bị phạt 130 triệu đồng.
Rõ ràng ông Trịnh Văn Quyết đã coi thường pháp luật, làm ăn chụp giựt, thấy chuyện bán chui cổ phiếu quá dễ dàng lại bị phạt quá nhẹ nhàng nên liên tục tái phạm. Kiếm đồng tiền bất minh quá dễ dàng, ông Trịnh Văn Quyết lao theo con đường làm ăn phi pháp và phải trả giá.
Bài học kiếm tiền bất minh, chụp giựt của một đại gia như Trịnh Văn Quyết đang phải trả giá quá đắt. Một lần có thể tha thứ, hai lần cũng có thể bỏ qua nhưng lần thứ 3 thì khó quá. 
"Của tin gọi một chút này…", sao ông Quyết không hiểu, không giữ, khi mà ông chủ FLC vẫn đang ôm ấp, chuẩn bị nhiều dự án làm ăn rất lớn khác!

Ông Trịnh Văn Quyết
Ông Trịnh Văn Quyết
Theo Lưu Nhi Dũ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.