Nỗ lực cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sự sụt giảm mạnh của một số chỉ số thành phần cũng như thứ hạng trên bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) phần nào phản ánh những vấn đề mà môi trường đầu tư của tỉnh ta đang gặp phải. Cải thiện tình hình là mục tiêu đang được tỉnh ta đưa ra bàn một cách cực kỳ nghiêm túc, qua đó đã đưa ra được những giải pháp mang tính “đột kích”.

Chỉ số PCI được xây dựng nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Năm 2014, Gia Lai có điểm số PCI là 56,16 điểm, thấp hơn năm trước 1,8 điểm và thấp hơn năm 2012 là 0,34 điểm. Về thứ hạng, năm 2014, Gia Lai xếp thứ 48/63 tỉnh thành và xếp hạng 3 khu vực Tây Nguyên.

 

Ảnh: Quang Vũ
Ảnh: Quang Vũ

Ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận định: “Qua phân tích, PCI năm 2014 của tỉnh có 5/10 chỉ số thành phần thấp hơn điểm trung vị của cả nước, đó là các chỉ số: chi phí gia nhập thị trường, chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, chi phí không chính thức, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh và chỉ số về đào tạo lao động. Sở dĩ có sự “tuột dốc” ở các chỉ số này là do, ngoài việc các doanh nghiệp được lấy ý kiến điều tra bỏ phiếu theo tâm lý đám đông thì các doanh nghiệp cũng đòi hỏi tỉnh nhà phải luôn luôn phát triển hơn nữa theo sự phát triển chung của xã hội. Và thực tế thì nếu chúng ta “giẫm chân tại chỗ” trong khi các tỉnh, thành khác luôn phát triển có nghĩa là chúng ta đã thụt lùi, chậm phát triển”.

Một số nguyên nhân chủ quan khác cũng được “điểm mặt”. Đó là chưa xây dựng được hệ thống một cửa liên thông hiện đại toàn tỉnh, chưa xây dựng được quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính chưa được các cấp, các ngành cập nhật, thống kê, trình công bố, triển khai một cách thường xuyên liên tục. Theo nhận xét của không ít doanh nghiệp thì vai trò của người lãnh đạo ở một số sở, ngành, địa phương và trách nhiệm của người đứng đầu các bộ phận trực tiếp giải quyết hồ sơ chưa cao, cán bộ chưa năng động và chịu trách nhiệm trong giải quyết công việc. Công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình thụ lý và giải quyết hồ sơ chưa được thường xuyên nên còn để tồn nhiều hồ sơ trễ hạn.

Thời gian gần đây, công tác đối thoại cũng như xây dựng được quy chế đối thoại giữa các cấp, ngành với doanh nghiệp. Công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp chưa được phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, chưa chấp hành đúng quy định của Luật Thanh tra, dẫn đến việc doanh nghiệp phải tiếp nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra trong năm gây phiền hà lãng phí thời gian của doanh nghiệp. Và không ít doanh nghiệp phàn nàn rằng việc tự đặt các thủ tục riêng ngoài quy định của pháp luật vẫn còn, tạo ra sự hiểu nhầm khi doanh nghiệp đến giao dịch, gây khó khăn, hạch sách và nhũng nhiễu. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khiến chỉ số về tính minh bạch bị rớt điểm là do tỉnh chưa xây dựng được quy hoạch chi tiết sử dụng đất gắn với từng địa chỉ, diện tích cụ thể và định hướng sử dụng nên nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư.

 

 

Sự sụt giảm của một số chỉ số thành phần cũng như sự tụt hạng trên bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Gia Lai so với các tỉnh trong cả nước nói chung, khu vực Tây Nguyên nói riêng khiến tỉnh phải nghiêm túc nhìn nhận lại. Nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan đã được xác định rõ, vấn đề là làm sao để khắc phục, khắc phục nhanh, khắc phục triệt để. Báo cáo của UBND tỉnh về việc đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2014 đã đưa ra một số giải pháp để cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Theo đó, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp đã xác định trong Kế hoạch hành động số 2183/UBND-KTTH của UBND tỉnh về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thì những giải pháp lần này không còn là những chỉ đạo chung chung mà là sự phân nhiệm cụ thể, rõ ràng đến từng đơn vị có liên quan.

Theo chỉ đạo của UBND, thời gian tới, đề án một cửa liên thông hiện đại toàn tỉnh sẽ được xây dựng và nhiệm vụ này do Sở Nội vụ chủ trì và phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện. Thanh tra tỉnh nhanh chóng xây dựng Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp trên cơ sở rút ngắn tối thiểu số lần và thời gian thanh tra, kiểm tra. Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Lao động-Thương binh và Xã hội, Cục Thuế… xây dựng quy chế đối thoại liên ngành với doanh nghiệp, định kỳ 6 tháng 1 lần.

Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành có liên quan rà soát, điều chỉnh, công bố quy hoạch chi tiết sử dụng đất của tỉnh, quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, các trung tâm thương mại, chợ nông thôn, khu đô thị, khu dân cư, các dự án hạ tầng trên địa bàn… và công bố thông tin đầy đủ, rộng rãi nhằm định hướng sử dụng. Ngoài ra, Sở còn có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh giá đất, các quy định đền bù giải phóng mặt bằng đảm bảo quyền lợi của người dân, lợi ích của doanh nghiệp…

Hy vọng rằng, những giải pháp mang tính đột phá trên sẽ dần nâng cao thứ hạng của Gia Lai trên bảng tổng sắp về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Bởi đây là một trong những yếu tố để doanh nghiệp đánh giá, quyết định có nên đầu tư vào tỉnh hay không!

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.