Nhiều phụ huynh phải mua bộ sách lớp 1 có giá lên đến 700.000 đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ sách giáo khoa lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 thực chất chỉ có 8 cuốn bắt buộc và một môn tự chọn; nhưng khi mua sách lớp 1 qua "kênh" phát hành tại các trường học, phụ huynh phải “cõng” thêm nhiều sách tham khảo, sách bổ trợ và đồ dùng học tập đắt đỏ khác.
Có con vào lớp 1, nhiều phụ huynh phải đối mặt với các khoản thu, trong đó có tiền mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập cho con. Dù sách giáo khoa mới được niêm yết với giá từ 179.000 - 199.000 đồng/bộ, nhưng thực tế phụ huynh phải bỏ ra số tiền gấp 3-4 lần để có sách cho con học tập.
Theo phản ánh của phụ huynh tại Trường Tiểu học Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), họ phải bỏ ra số tiền gần 1 triệu đồng để mua sách vở, đồ dùng học tập. Quan trọng, phụ huynh không được nhà trường, hay đơn vị phát hành thông báo, giải thích rõ ràng đâu là sách giáo khoa (bắt buộc phải mua) và đâu là sách bổ trợ, tham khảo (không bắt buộc).
Kết quả, phụ huynh phải mua cả "combo" sách và đồ dùng lớp 1 do Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Hà Nội phát hành, với 19 cuốn, có giá là 305.000 đồng.
Cộng thêm bộ hình khối môn Toán của Cty cổ phần thương mại EPE, bộ đồ dùng Toán - tiếng Việt cũng của công ty này với giá vài trăm nghìn đồng nữa.

Phụ huynh Trường Tiểu học Tây Sơn (Hà Nội) phải mua bộ sách lớp 1 lên đến 19 cuốn. Trong bảng kê khai sách lớp 1, đơn vị phát hành
Phụ huynh Trường Tiểu học Tây Sơn (Hà Nội) phải mua bộ sách lớp 1 lên đến 19 cuốn. Trong bảng kê khai sách lớp 1, đơn vị phát hành "nhập nhèm" giữa sách giáo khoa và sách tham khảo.

Cùng với đó là nhiều bộ đồ dùng học tập na ná nhau, với giá lên đến vài trăm nghìn một bộ. Ảnh: PHCC
Cùng với đó là nhiều bộ đồ dùng học tập na ná nhau, với giá lên đến vài trăm nghìn một bộ. Ảnh: PHCC

Tại Thanh Hóa, một số trường yêu cầu phụ huynh mua bộ sách Cánh Diều của NXB Đại học Sư phạm để phục vụ cho năm học mới của con.

Chị L.H có con năm nay vào lớp 1 Trường Tiểu học Lê Thế Long (Thanh Hóa) cho biết, chị phải đóng hơn 700.000 đồng để mua sách vở và đồ dùng học tập.

Bộ sách lớp 1 có rất nhiều vở bài tập, sách bổ trợ đi kèm (Ảnh: PHCC)
Bộ sách lớp 1 có rất nhiều vở bài tập, sách bổ trợ đi kèm (Ảnh: PHCC)
“Tôi không biết bộ sách này ngoài thị trường có bán hay không, bởi đây là yêu cầu của nhà trường. Các con vào lớp 1 phải mua bộ SGK Cánh Diều, đi kèm là bộ thực hành Toán – Tiếng Việt cùng bộ hình khối môn Toán.
Sau khi nhận sách, tôi thấy rất nhiều cuốn vở bài tập thuộc các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh...
Thú thực, tôi cũng không biết đâu là SGK, đâu là sách bổ trợ vì sách lớp 1 được bán theo bộ. Năm đầu tiên đổi sách, nhà trường yêu cầu mua 100% nên tất cả phụ huynh đều đóng tiền rồi nhận sách" - chị H chia sẻ.
Chị H cũng cho biết năm đầu tiên con vào lớp 1 nên phụ huynh ai cũng muốn tạo điều kiện học tập tốt nhất cho con, nhưng phải bỏ ra số tiền gần 1 triệu đồng để mua sách vở và đồ dùng học tập, trong khi ở nông thôn nhiều gia đình khó khăn.
"Thực sự giá sách như vậy quá sức với các gia đình ở nông thôn, đặc biệt là các xã còn khó khăn"- chị H nói.
Nhiều phụ huynh cũng tỏ ra rất lo lắng, bởi lương tháng chỉ được từ 3 đến 4 triệu, chi tiêu gia đình còn khó khăn, giờ phải lo thêm nhiều khoản đầu năm cho con vào lớp 1.
ĐẶNG CHUNG - THIỀU TRANG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.