Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại với Trung Quốc về những căng thẳng tại biển Đông trong chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Takeaki Matsumoto đầu tuần này.
Theo báo Mainichi, phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Matsumoto tuyên bố cộng đồng quốc tế “chia sẻ mối quan tâm đối với việc tự do đi lại và an ninh hàng hải” và rằng ông đang tìm kiếm sự hợp tác của Trung Quốc nhằm ngăn chặn căng thẳng leo thang tại biển Đông. Ông Matsumoto khẳng định sẽ nỗ lực đảm bảo an ninh hàng hải và đi lại tự do trên biển như đã thỏa thuận với Mỹ tại cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước vào cuối tháng trước. Ngoại trưởng Nhật cũng khẳng định đảm bảo việc đi lại tự do và an toàn trên biển sẽ đem lại lợi ích cho toàn khu vực.
Cũng tại cuộc họp báo trên, ông Matsumoto cho biết ông đã giải thích cho người đồng cấp Trung Quốc về một loạt “mục tiêu chiến lược chung Nhật - Mỹ” vừa được cập nhật, trong đó thúc giục Trung Quốc đóng vai trò xây dựng và có trách nhiệm hơn trong việc đảm bảo ổn định trong khu vực. Ông cũng đã yêu cầu Trung Quốc tăng cường tính minh bạch về sức mạnh quân sự của nước này.
Phi quân sự hóa biển Đông
Trong khi đó, theo giới phân tích, một thỏa thuận hòa bình cho vấn đề biển Đông có thể đạt được nếu các bên tham gia tranh chấp sẵn sàng đối thoại và phi quân sự hóa khu vực này.
Theo báo Businesss World của Philippines, đầu tuần này các chuyên gia về chính sách đối ngoại và chính trị châu Á đã tham gia một cuộc hội thảo tại Manila để thảo luận về một “kế hoạch giải pháp” hướng tới hòa bình, hợp tác và tiến bộ trong vấn đề biển Đông.
Phát biểu tại hội thảo, bà Aileen San Pablo-Baviera, giáo sư châu Á học thuộc Đại học Philippines, khẳng định: “Các cuộc tranh chấp trên biển Đông là một phép thử thái độ và hành vi của Trung Quốc đối với các nước láng giềng, cũng như trong vai trò là một nước lớn trong khu vực”.
Để giải quyết tranh chấp, các chuyên gia tại hội thảo nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải lôi kéo Trung Quốc vào cuộc đối thoại với toàn khối ASEAN nhằm “hạ nhiệt” và “chế ngự sự nhiễu loạn”, ngăn chặn các hành động thù địch. Thiếu tướng Vinod Sainghal thuộc tổ chức Eco Monitors Society (Ấn Độ) đã đề nghị một số “bước đi ban đầu nhằm tạo cơ sở cho hòa bình bền vững trong khu vực”. Những bước đi này bao gồm cam kết ngừng tăng cường chiếm đóng, ngừng các hoạt động xây dựng, quân sự hóa và cắm tàu hải quân tại các đảo tranh chấp; phá hủy dần các cơ sở quân sự hiện hữu theo một thời gian xác định.
Chuyên gia Nazery Khalid thuộc Viện Hàng hải Malaysia thì đề xuất một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về luật pháp được Trung Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền tại biển Đông ký kết như một cơ chế ngăn ngừa xung đột.
Theo báo Mainichi, phát biểu sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Matsumoto tuyên bố cộng đồng quốc tế “chia sẻ mối quan tâm đối với việc tự do đi lại và an ninh hàng hải” và rằng ông đang tìm kiếm sự hợp tác của Trung Quốc nhằm ngăn chặn căng thẳng leo thang tại biển Đông. Ông Matsumoto khẳng định sẽ nỗ lực đảm bảo an ninh hàng hải và đi lại tự do trên biển như đã thỏa thuận với Mỹ tại cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước vào cuối tháng trước. Ngoại trưởng Nhật cũng khẳng định đảm bảo việc đi lại tự do và an toàn trên biển sẽ đem lại lợi ích cho toàn khu vực.
Tàu Giao Long được đưa xuống biển ngày 1-7 |
Phi quân sự hóa biển Đông
Trong khi đó, theo giới phân tích, một thỏa thuận hòa bình cho vấn đề biển Đông có thể đạt được nếu các bên tham gia tranh chấp sẵn sàng đối thoại và phi quân sự hóa khu vực này.
Phát biểu tại hội thảo, bà Aileen San Pablo-Baviera, giáo sư châu Á học thuộc Đại học Philippines, khẳng định: “Các cuộc tranh chấp trên biển Đông là một phép thử thái độ và hành vi của Trung Quốc đối với các nước láng giềng, cũng như trong vai trò là một nước lớn trong khu vực”.
Để giải quyết tranh chấp, các chuyên gia tại hội thảo nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải lôi kéo Trung Quốc vào cuộc đối thoại với toàn khối ASEAN nhằm “hạ nhiệt” và “chế ngự sự nhiễu loạn”, ngăn chặn các hành động thù địch. Thiếu tướng Vinod Sainghal thuộc tổ chức Eco Monitors Society (Ấn Độ) đã đề nghị một số “bước đi ban đầu nhằm tạo cơ sở cho hòa bình bền vững trong khu vực”. Những bước đi này bao gồm cam kết ngừng tăng cường chiếm đóng, ngừng các hoạt động xây dựng, quân sự hóa và cắm tàu hải quân tại các đảo tranh chấp; phá hủy dần các cơ sở quân sự hiện hữu theo một thời gian xác định.
Chuyên gia Nazery Khalid thuộc Viện Hàng hải Malaysia thì đề xuất một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về luật pháp được Trung Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền tại biển Đông ký kết như một cơ chế ngăn ngừa xung đột.
Theo Thanhnien