Nhận bằng dược ở tuổi 60, người đàn ông miền Tây được dân mạng ngưỡng mộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Cũng Hoàng Phương (60 tuổi, TP.Cần Thơ) là sinh viên cao tuổi nhất được trao bằng tốt nghiệp ngành Dược học của Trường ĐH Tây Đô.

Tại lễ tốt nghiệp do Trường ĐH Tây Đô tổ chức vào ngày 30.9 vừa qua, ông Cũng Hoàng Phương (ngụ ấp Trường Trung, xã Trường Thành, H.Thới Lai) thu hút sự chú ý đặc biệt khi bước lên bục nhận bằng tốt nghiệp đại học ngành Dược học.

Đoạn clip quay lại cảnh ông Phương nhận bằng tốt nghiệp lan truyền trên cộng đồng mạng, ai nấy đều ngưỡng mộ trước tinh thần học tập của ông. Trong clip, hình ảnh ông Phương chân đi không vững, người nhà phải dìu lên bục nhận bằng nhưng gương mặt tràn đầy hạnh phúc.

Ông Phương chụp ảnh cùng gia đình trong ngày trở thành tân dược sĩ. Ảnh Trường ĐH Tây Đô cung cấp
Ông Phương chụp ảnh cùng gia đình trong ngày trở thành tân dược sĩ. Ảnh Trường ĐH Tây Đô cung cấp

Ông Phương cho biết, vượt qua nhiều thử thách về tuổi tác, ông đã hoàn thành ước mơ của đời mình khi trở thành dược sĩ. "Tôi bắt đầu học từ năm 2014, đến năm 2019 thì hoàn thành chương trình học, chỉ còn tín chỉ Anh văn để đủ điều kiện tốt nghiệp. Tuy nhiên, do bất ngờ đổ bệnh, phải đi điều trị một thời gian nên đến năm nay tôi mới tốt nghiệp", ông Phương kể.

Nhà ở miệt vườn, cách xa trung tâm TP.Cần Thơ nên để đến trường, ông Phương phải chạy xe máy vượt đoạn đường hơn 20 km mỗi ngày. Dù mưa hay nắng, ông không bỏ buổi học nào.

Vượt qua nhiều thử thách về tuổi tác, ông Phương đã hoàn thành tâm nguyện khi cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay. Ảnh Trường ĐH Tây Đô cung cấp
Vượt qua nhiều thử thách về tuổi tác, ông Phương đã hoàn thành tâm nguyện khi cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay. Ảnh Trường ĐH Tây Đô cung cấp

Theo đánh giá của các thầy cô ở trường, ông Phương luôn chú tâm lắng nghe bài giảng và rất chăm chỉ.

Hải Đăng, sinh viên Trường ĐH Tây Đô cho biết rất ngưỡng mộ tinh thần học tập của ông Phương bởi ông đã lan tỏa tinh thần "học, học nữa, học mãi" đến với nhiều thế hệ học sinh, sinh viên.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.