Nhà nông trẻ xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Họ là những cán bộ Đoàn năng nổ, có nhiều sáng kiến hay để phát triển phong trào Đoàn tại địa phương. Những “thủ lĩnh” thanh niên này còn là những người biết làm giàu. Đây chính là những “viên gạch đỏ” góp phần cùng với tuổi trẻ toàn tỉnh thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” do Tỉnh đoàn phát động.

Thủ lĩnh thanh niên làm kinh tế giỏi

Nhà của nữ thủ lĩnh thanh niên Nguyễn Thị Vân (30 tuổi, ở thôn Tung Chrêh, xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh) nằm giữa sự xanh tươi trù phú của vườn tiêu, cà phê-hai loại cây trồng mang về lợi nhuận cho gia chủ 500-700 triệu đồng mỗi năm.
 

Nữ thủ lĩnh Nguyễn Thị Vân hướng dẫn cho đoàn viên thanh niên kỹ thuật trồng tiêu. Ảnh: H.N
Nữ thủ lĩnh Nguyễn Thị Vân hướng dẫn cho đoàn viên thanh niên kỹ thuật trồng tiêu. Ảnh: H.N

Trước nhà, những trụ tiêu sum suê, trĩu quả nối nhau chạy dài tăm tắp. Cạnh đó thêm vườn tiêu mới trồng đang vươn những dây mầm xanh tốt bám quanh thân trụ. Chị Vân nói: “Ngoài vườn cây đang cho thu hoạch, hàng năm mình xuống giống thêm từ vài trăm đến ngàn trụ mới”. Nhìn những trụ tiêu cao ngút, trĩu quả đủ thấy sự chăm bón kỹ càng của bàn tay con người. Thế nhưng mới cách đây 5 năm, chị Vân thừa nhận còn hoàn toàn xa lạ với loại cây cho thu nhập cao này. Chị kể: “Năm 2007, theo lời khuyên của người họ hàng, vợ chồng mình bán hết gia sản ở Đak Lak về Chư Pưh lập nghiệp. Toàn bộ số tiền 200 triệu đồng mình mua 2 ha đất nông nghiệp, trên đất có sẵn 700 trụ tiêu đang cho thu hoạch. Mặc dù lúc ấy hoàn toàn “mù” về cây tiêu nhưng vụ đầu tiên thu hoạch được 7 tạ đã cho mình nhiều hy vọng về cây trồng này”.

Đó cũng là lý do khiến chị từng là người trồng cà phê nhưng khi đến vùng đất mới quyết định chọn cây tiêu để phát triển kinh tế. Chị Vân nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp: “Mình phải tìm đến những vườn tiêu đẹp trong vùng, lân la học hỏi kinh nghiệm. Một năm sau, mình vay ngân hàng 450 triệu đồng để mở rộng vườn tiêu. Cũng may là tiêu trồng đâu sống đó, ít sâu bệnh”. Cái “liều” của nữ thủ lĩnh thanh niên này chính là khát vọng làm giàu của một người có sức trẻ, có chí hướng. Khát vọng ấy giúp Vân vượt qua khó khăn chồng chất những ngày đầu gầy dựng sự nghiệp của một nhà nông trên vùng đất mới. “Ngày ấy không có tiền thuê người làm, hai vợ chồng hầu như quần quật suốt ngày trên ruộng vườn, mệt cũng không dám nghỉ”-chị Vân bộc bạch. Kết quả của những tháng ngày vượt khó ấy là gia sản với trên 5.000 trụ tiêu, 300 gốc cà phê.

Anh Lê Văn Lực (29 tuổi) ở huyện biên giới Ia Grai lại có mô hình kinh tế đáng mơ ước với nhiều bạn trẻ. Với tổng diện tích đất 5,5 ha, vườn cây của Lực hội tụ đầy đủ những cây trồng đặc trưng cho hiệu quả kinh tế cao của vùng đất Tây Nguyên: trên 3.500 gốc cà phê, 2.000 trụ tiêu, 400 cây bời lời, 100 cây bơ sáp, 100 cây sầu riêng cơm vàng hạt lép, trên 100 gốc thanh long ruột đỏ… Ngoài ra, anh còn có 3 ao nuôi cá hàng năm cho thu hoạch trên 1 tấn cá thương phẩm, thu nhập mỗi năm trên 1 tỷ đồng.  

Không dừng lại ở đó, anh đang có dự định “lấn sân” sang lĩnh vực chăn nuôi: “Mình vừa làm đề án chi tiết về mô hình nuôi dúi gửi Huyện đoàn. Nếu được duyệt, hỗ trợ giống và kỹ thuật, mình sẽ bắt tay ngay vào thực hiện mô hình nuôi dúi bởi thổ nhưỡng, khí hậu ở đây rất thích hợp để nuôi loài vật này”. Vì sao lại chọn nuôi dúi mà không phải con khác, anh giải thích: “Hiện rất ít người phát triển mô hình nuôi dúi dù đây là một “đặc sản” được thực khách rất ưa thích, nhà hàng cũng có nhu cầu lớn về nguồn cung cấp. Đây sẽ là hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu thành công, tôi sẽ nhân rộng mô hình này, bày cách làm cho thanh niên địa phương”.

Là người thích thể nghiệm, anh Lực luôn có ý tưởng và quyết định tiên phong trong những cái mới. Dẫn chúng tôi đi xem vườn thanh long ruột đỏ, anh kể: “Trước đây mình chỉ trồng toàn thanh long ruột trắng, tuy năng suất rất cao, mỗi gốc cho thu hoạch 20-30 kg nhưng quả có vị chua, nhiều người không thích. Một lần xem trên ti vi thấy có giống thanh long ruột đỏ cho năng suất cao, mình quyết định trồng thử dù lúc ấy cả vùng chưa ai trồng. Không ngờ thành công khá dễ dàng, năng suất không thua kém giống ruột trắng, lại rất ngọt, ai ăn cũng thích”.

Nhà nông trẻ xây dựng nông thôn mới

Thành công trong các mô hình làm kinh tế của những thủ lĩnh thanh niên có sức ảnh hưởng lớn đến thanh niên địa phương, khơi dậy khát vọng làm giàu lập nghiệp trên đất quê ở nhiều bạn trẻ. Cô gái trẻ Siu H’Ka-làng Tung Chrêh bày tỏ sự khâm phục khi chứng kiến chặng đường đi đến thành công của nữ thủ lĩnh thanh niên Nguyễn Thị Vân. Thành công của chị đã có sự lan tỏa mạnh mẽ đối với thanh niên địa phương. Cô cho biết: “Thành công của Vân khiến nhiều thanh niên trong làng bắt đầu học hỏi”. Cô cũng cho rằng, lời nói của một thủ lĩnh thanh niên làm kinh tế giỏi luôn có sức nặng đối với đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Vì thế, nhiều thanh niên địa phương sau những buổi sinh hoạt Đoàn, được hướng dẫn cách phát triển các mô hình kinh tế đã áp dụng làm theo.
 

Ảnh: H.N
Ảnh: H.N

Đảm trách vai trò Bí thư Đoàn của một xã đặc biệt khó khăn, ĐVTN chủ yếu là người dân tộc thiểu số, Nguyễn Thị Vân cho biết, lời nói luôn phải đi đôi với việc làm ĐVTN mới tin và làm theo. “Trong mỗi cuộc họp chi đoàn, mình thường truyền đạt kinh nghiệm phát triển kinh tế từ những cây trồng phù hợp với địa phương. Những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn muốn phát triển kinh tế từ trồng tiêu mình sẽ hỗ trợ miễn phí về giống”-chị Vân cho hay. Nữ thủ lĩnh này còn có sáng kiến giúp ĐVTN có cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Nguyễn Thị Vân chia sẻ: “Năm ngoái, mình phát động thanh niên trong xã đi hái cà phê thuê, tiền công thu được mua một con dê cái sinh sản. Thanh niên nào có hoàn cảnh khó khăn được nuôi trước để lấy dê con, sau đó chuyển dê mẹ cho người khác. Mùa thu hoạch cà phê năm nay, mình tiếp tục phát động thanh niên đi hái thuê lấy tiền mua thêm dê cho đoàn viên nuôi”.

Thủ lĩnh Lê Văn Lực-Phó Bí thư Đoàn xã Ia Bă cho hay: “Giúp thanh niên phát triển kinh tế cũng là cách làm thiết thực để góp phần xây dựng nông thôn mới. Nhiều năm nay, Đoàn xã đứng ra tín chấp để thanh niên vay vốn ngân hàng, phát triển các mô hình kinh tế. Hiện số vốn do Đoàn xã quản lý là hơn 4 tỷ đồng. Nhiều thanh niên đã thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay này”. Được tạo điều kiện để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, ĐVTN cũng đồng thuận trong nhiều hoạt động Đoàn.

Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).