Nhà máy Dung Quất vận hành 100% công suất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 12-9, ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng Giám đốc Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tiếp tục vận hành ở mức 100% công suất thiết kế, sản phẩm đạt chất lượng, các phân xưởng công nghệ và phụ trợ vận hành an toàn, ổn định.

Một góc Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Một góc Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Tính đến giữa tháng 9-2010, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã nhập 73 lô dầu thô với khối lượng 5,72 triệu tấn, chế biến hơn 4,63 triệu tấn dầu thô và sản xuất được hơn 4,98 triệu tấn sản phẩm, xuất bán ra thị trường 4,74 triệu tấn sản phẩm đều đạt chất lượng. Đặc biệt, có 4.500 tấn xăng máy bay Jet A1 đầu tiên đã được xuất bán cho công ty BP Singapore Pte. Ltd thuộc Tập đoàn dầu khí BP (Anh).

Bên cạnh đó, Nhà máy sản xuất hạt nhựa Polypropylene Dung Quất đến nay đã sản xuất được hơn 16.000 tấn sản phẩm hạt nhựa PP đạt chất lượng, xuất bán ra thị trường 14.000 tấn; đồng thời Tập đoàn đã tổ chức lễ bàn giao từ Nhà thầu HEC cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn chính thức tiếp nhận, quản lý và vận hành nhà máy Polypropylen vào ngày 25-8.

Được biết, Ban quản lý Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất vừa có văn bản kiến nghị Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cấp thêm 134ha đất để mở rộng và nâng công suất chế biến từ 6,5 triệu tấn lên 10 triệu tấn dầu thô một năm theo chỉ đạo của Chính Phủ, đồng thời tăng trữ lượng dự trữ dầu thô và phát triển thành Trung tâm lọc hóa dầu quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất.

Theo văn bản, với tổng diện tích 134ha đất để mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ được bố trí: Khu bể chứa thành phẩm 14,3ha, Khu bể chứa trung gian 27,3ha, Khu bể chứa dầu thô 20ha, Khu đông Nhà máy 30,8ha, Khu các phân xưởng công nghệ 41,7ha.

Trước đây, tổng diện tích thuộc dự án nhà máy lọc dầu có hơn 800ha, trong đó có diện tích khoảng 338ha mặt đất và 471ha mặt biển, riêng khu vực nhà máy chính 110ha, cảng xuất sản phẩm 135ha, diện tích còn lại là khu bể chứa dầu thô, bể chứa sản phẩm, tuyến ống lấy nước biển và xả nước thải, hành lang an toàn.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm