Người gìn giữ thuận hòa của buôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Xét thấy tôi ăn ngay nói thẳng, đúng tôi nói đúng, sai tôi nói sai, không cả nể bất cứ ai ngay cả người nhà, bà con trong dòng họ nên mọi người tín nhiệm, bầu tôi làm Tổ trưởng tổ hòa giải tổ 3, buôn Đê, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa”-đó là những lời tâm sự của Siu Meh, một người được mọi người ở buôn Đê kính nể về uy tín và sự công minh trong việc tháo gỡ các vụ xích mích xảy ra trong buôn.

Tâm tình của Siu Meh

 

Ảnh: Hồng Sơn
Ảnh: Hồng Sơn

Làm Tổ trưởng tổ hòa giải như ông bà ta ngày xưa ví von là “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, bởi lẽ công việc này không có chế độ trợ cấp, mọi thứ đều tự bỏ tiền túi để làm tốt công việc. Siu Meh tâm sự: “Làm Tổ trưởng tổ hòa giải là để thôn xóm yên bình, tình làng nghĩa xóm khăng khít, thương yêu nhau”. Nói thì đơn giản thế, nhưng trong nội tình không ít gian truân, Siu Meh cho biết: “Đầu tiên phải vượt qua chính mình, xác định tư tưởng làm công việc này là để giúp đỡ mọi người không phải vì cái lợi cá nhân. Mình phải hy sinh thời gian, nhiều lúc rơi vào đúng ngày mùa còn phải thuê nhân công về làm để có thời gian làm công tác hòa giải. Ngoài ra, phải thực sự quan tâm đến mọi người mới hiểu được tâm tư của họ mà tháo gỡ”.

Không nói đâu xa, ngay chính tại gia đình mình là vụ hòa giải thành công đầu tiên của Siu Meh. “Thời gian đầu làm công tác hòa giải vợ con hay phàn nàn mình làm việc gì mà đã không có tiền lại còn bỏ cả tiền túi ra để mua giấy bút, nạp card điện thoại, bỏ cả công việc đồng áng… Mình nghĩ phải gỡ bỏ ngay tảng đá đang đè nặng trên ngực vợ con mình. Mình giải thích với vợ, bây giờ bà con trong buôn cần mình thì mình đi giúp họ, mai mốt mình có việc cần thì mọi người sẽ giúp lại. Ví dụ như: Con cái cưới vợ, cưới chồng bà con đi họ cho mình, con cái làm nhà thanh niên trong làng tới giúp. Thế là từ đó vợ con không phàn nàn về công việc của mình nữa”-Siu Meh trải lòng.

“Mã đáo thành công”

 

Một góc yên bình buôn Đê. Ảnh: Hồng Sơn
Một góc yên bình buôn Đê. Ảnh: Hồng Sơn

Có thể nói hầu hết các vụ xích mích, mâu thuẫn trong buôn, từ việc cỏn con đến việc gây chết người Siu Meh đã ra tay là hầu hết thành công. Trong 6 năm làm công tác hòa giải, Siu Meh đã hòa giải 61 vụ thì có tới 59 vụ thành công. Siu Meh chia sẻ bí quyết của mình: “Mỗi một vụ hòa giải, ngoài việc lắng nghe tâm sự từng cá nhân, gia đình rồi tìm cách giải thích cho hai bên cùng ưng cái bụng, mình còn kết hợp với các ban ngành, các cơ quan chức năng cùng vào cuộc trong các buổi hòa giải. Ngoài việc giải thích để mọi người hiểu sự việc theo đúng pháp luật, hai bên được hòa giải còn phải cam kết theo luật lệ của làng, nếu ai vi phạm làng sẽ phạt, nhẹ thì con heo, nặng thì con bò, nghiêm trọng sẽ phạt con bò hai em (con bò khoảng hơn 2 năm tuổi-P.V)”.

Siu Meh cho biết thêm: “Nguyên nhân những vụ gây xích mích trong buôn rất nhiều, từ nghi ngờ ăn cắp vặt, nam, nữ thanh niên ghen tuông nhau, vợ chồng to tiếng đòi ly hôn, đến việc nghi ngờ nhau trong các vụ án mạng dẫn đến hai gia đình thường xuyên tổ chức đánh nhau… Đơn cử như vụ Rlan H’Đim và Ksor H’Quang, ban đầu là bạn bè với nhau, sau đó cả hai cùng có tình cảm với một thanh niên nên nảy sinh mâu thuẫn. Từ đó gặp mặt nhau là sinh sự, cả ngày chúng dùng điện thoại di động gọi điện và nhắn tin miệt thị nhau. Hai gia đình bó tay, không khuyên giải được nên đã tìm đến tổ hòa giải. Mình tổ chức buổi gặp mặt hai gia đình, có cả già làng và những người có uy tín trong buôn để hòa giải. Sau khi nghe hai cháu trình bày nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, mình khuyên hai cháu không nên làm như thế nữa, người trong buôn mình phải đoàn kết, thương yêu nhau, không nên vì chuyện tình cảm rồi nảy sinh mâu thuẫn. Sau đó, các cháu hiểu ra, đã làm hòa với nhau. Mình còn cam kết với hai gia đình nếu bên nào vi phạm làng sẽ phạt vạ một con heo 50 kg”.

Khó khăn nhất phải kể đến vụ Ksor Luyên và Rcom Nam. Vào khoảng tháng 3 năm nay, chúng cùng rủ nhau xuống xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa nhổ mì thuê. Tại đây, Nam đi uống rượu rồi mất tích, một tháng sau người dân đi làm rẫy phát hiện xác Nam đã bị thối rữa trong rừng mới báo tin về gia đình. Gia đình Nam nghi Luyên giết Nam nên tổ chức đánh gia đình Luyên; sau đó gia đình Luyên cũng tập hợp mọi người sang gia đình Nam trả thù. Sự việc hai gia đình đánh nhau cứ lặp đi lặp lại trong mấy tháng trời. Chính quyền đã nhiều lần xử phạt nhưng vẫn không giải quyết được tận gốc sự việc. Lúc này tổ hòa giải vào cuộc, kết hợp các hội trong buôn, cùng với Công an phường, già làng và những người có uy tín, tập trung hai gia đình về nhà văn hóa cộng đồng của buôn để hòa giải. Mất một ngày vừa nghe, vừa giải thích chuyện Nam chết sẽ được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ và sẽ xử nghiêm theo pháp luật, hai gia đình không nên gây mất đoàn kết, mất trật tự trong buôn, làm như thế là vi phạm pháp luật và ảnh hưởng đến truyền thống đoàn kết, nếp sống văn hóa của buôn. Ngoài ra, nếu kéo dài việc đánh nhau thì mọi người trong buôn sẽ xa lánh hai gia đình… Kết thúc buổi hòa giải, hai gia đình cùng cam kết, nếu bên nào còn tổ chức đánh nhau làng sẽ phạt vạ một con bò hai em. Từ đó hai gia đình không còn đánh nhau nữa.

Hồng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.