Ngày Xuân, mai rừng về phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đã thành lệ, cứ tới những ngày cận Tết, mai rừng lại theo chân những thợ săn mai hay lái buôn về phố. Năm nay, vì là năm nhuận, mai rừng nở khá sớm nên rất khó khăn để giữ được cành mai còn nụ e ấp, tuy vậy, mức giá vẫn không tăng so với mọi năm.

“Duyên nợ” với mai rừng

 

Không ít người đi đường bị níu chân bởi những bó mai rừng. Ảnh Lê Hòa
Không ít người đi đường bị níu chân bởi những bó mai rừng. Ảnh Lê Hòa

Bắt đầu từ ngày 23 Tết, mai rừng đã bắt đầu được bày bán tại một số khu vực trên đường Trần Hưng Đạo (TP. Pleiku). Khác với mai trồng, mai rừng sở hữu vẻ đẹp tự nhiên, không chau chuốt đường thế và hoa thường ít cánh hơn. Với người yêu thích chơi mai mỗi dịp Tết và đặc biệt là chơi mai rừng, thì dường như rất khó thay đổi sở thích đó.

Cô Thúy-một người dân ở phường Thống Nhất-TP. Pleiku, bộc bạch, dù là người Hà Nội gốc song bà lại yêu thích hoa mai, sở thích đó cũng bởi ảnh hưởng từ bố của mình. “Ông có kể với tôi rằng, vì ngày tìm hiểu bà (mẹ của cô Thúy-P.V), bà rất thích loài hoa ấy. Loài hoa mai cũng gắn với nhiều kỷ niệm đẹp đẽ của ông bà nên mãi về sau, Tết nào ông cũng kiếm cho được nhành mai rừng để trưng”-cô Thúy thổ lộ.

 

Khu vực chị H'Síp bày bán mai rừng Tết. Ảnh Lê Hòa
Khu vực chị H'Síp bày bán mai rừng Tết. Ảnh Lê Hòa

Theo quan điểm cô Thúy, màu vàng của hoa mai chính là màu của sự may mắn, thịnh vượng. “Xưa nay, mai luôn là loài hoa được nhiều người tôn vinh, là một trong bốn loài hoa đẹp và cao quý nhất: tùng, cúc, trúc, mai. Tôi thích nhất ở mai rừng chính là vẻ đẹp tự nhiên”- cô Thúy nhấn mạnh. Dạo một lượt các hàng bán mai rừng dọc tuyến phố Trần Hưng Đạo (TP. Pleiku), cô Thúy tâm đắc một nhành mai tuy không lớn song trổ rất nhiều nụ, hoa. “Thị trường bây giờ tràn ngập các loài hoa đẹp nhưng tôi vẫn thích trưng mai dịp Tết. Nhành mai này đem về phải cắt tỉa thêm một chút, trang trí thêm cho phù hợp với không gian là Tết này nhà sẽ tràn ngập không khí xuân”- cô Thúy nói với vẻ hài lòng.

Còn với thầy giáo Lê Văn Thịnh-giáo viên Trường Tiểu học Ngô Mây (thị trấn Chư Prông), cứ đến dịp áp Tết, năm nào thầy cũng chạy xe hàng chục cây số lặn lội ra Pleiku để tìm mua cho được nhành mai rừng để trưng. “Nhành mai đẹp theo tôi phải có thế trực (thẳng đứng) và không bị cắt mất ngọn. Các cành và hoa, nụ phải xum đều các bên. Dáng thế vươn thẳng lên trời tượng trưng cho ước vọng một năm mới mọi điều luôn tiến về phía trước, tốt đẹp hơn”- thầy Thịnh cho biết.

 

Thầy giáo Lê Văn Thịnh đang lựa nhành mai Tết cho gia đình. Ảnh: Lê Hòa
Thầy giáo Lê Văn Thịnh đang lựa nhành mai Tết cho gia đình. Ảnh: Lê Hòa

Giá không tăng

Năm nay, thời tiết lạnh kéo dài nhưng là năm nhuận nên mai nở trước Tết khá nhiều. “Vườn nhà mình có trồng được gần 20 gốc mai rừng mà nở gần hết, còn lựa chặt được 2 bó đem đi bán thôi. Giá mỗi bó mình bán 300 ngàn đồng. Mức giá này chỉ tương đương năm trước”-chị Puih H’Đúp (làng Blang 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai), nói. Để đưa được 2 bó mai rừng xuống phố, mẹ con chị đã phải đạp xe đạp từ 7 giờ sáng. Nếu gặp khách, hai mẹ con chị sẽ kiếm được tầm 600 ngàn đồng. “Chồng mình mất rồi, nhà nghèo nên đây là tiền dành mua gạo, mắm muối chứ không dám sắm gì thêm”- chị H’Đúp tâm sự.

Giá mai rừng so với các Tết trước gần như không tăng. “Nhành mai nhỏ sẽ có giá 300-400 ngàn đồng/nhành, mai lớn hơn có giá trong khoảng trên dưới 1 triệu, nếu mai rừng đào theo cả gốc sẽ khoảng từ 3 triệu trở lên”-chị Kpăh H’Síp (làng O Sơr, xã Ia Kênh, TP. Pleiku), chủ nhân của 25 cây mai rừng bày bán tại ngã tư Trần Hưng Đạo-Nguyễn Du, cho biết. Trong số các cây mai rừng chị H’Síp bày bán, có những cây mai lớn, trị giá đến 6-7 triệu đồng. Những cành này đắt bởi hội tụ nhiều yếu tố: dáng đẹp, nhiều nụ và bông, gốc mai lớn và quý nhất ở chỗ, nó còn nảy lộc non.

 

Mai rừng bên phố xuân. Ảnh Lê Hòa
Mai rừng bên phố xuân. Ảnh Lê Hòa

Sở dĩ có được 25 gốc mai đủ cả lớn bé để bán phần vì mua lại của người làng, phần vì cách đây 5 năm, nhận thấy nhu cầu chơi mai ngày Tết của người Kinh khá lớn song rừng ngày càng lùi xa và cạn kiệt mai rừng, chị H’Síp đã ươm trồng khoảng 1.000 cây mai rừng và găm khắp vườn nhà. “Muốn mai nở trúng Tết thì cứ trước Tết tầm một tháng mình bứt lá cho mai. Năm nay nhuận nên mai nở sớm dù chưa kịp ngắt lá. Muốn giữ cho cành mai rừng tươi lâu phải đốt qua lửa phần vết cắt”- chị H’Síp chia sẻ.

… Mùa Tết, cả vợ chồng con cái chị H’Síp lại có những ngày làm bạn với hè phố, để chào đón những vị khách yêu thích món quà tặng mùa xuân mang hơi thở núi rừng. Ngày càng có nhiều giống mai cảnh chưng Tết được lai tạo với đủ kiểu dáng thế đẹp mắt và khuôn thước, song những nhánh mai rừng vẫn giữ một dấu ấn riêng. Chính vẻ tự nhiên, đơn sơ, mộc mạc đã làm nên hồn chất níu giữ và cuốn hút người chơi. Có thể nói, mùa xuân xứ sở cao nguyên nắng gió này sẽ mất đi nhiều thơ mộng và sắc xuân nếu thiếu đi những cánh mai rừng vàng bung biêng trong gió.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh, số lượng binh sĩ Nga chết và bị thương trung bình hàng ngày trong tháng 11-2024 đã đạt mức cao kỷ lục. Trong khi đó, Ukraine vừa giới thiệu mẫu UAV lai tên lửa có tốc độ lên đến 700 km/giờ và tầm bay 700 km, vượt xa tên lửa do phương Tây cung cấp.

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Người dân nhận thực phẩm cứu trợ tại Deir al-Balah, Dải Gaza ngày 23-11. Ảnh: THX/TTXVN

Israel bị cáo buộc “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Dải Gaza

(GLO)- Ngày 5-12, Hãng tin AFP cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Israel “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Gaza kể từ khi chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, Israel đã nhiều lần kiên quyết bác bỏ các cáo buộc diệt chủng, đồng thời cáo buộc Hamas lợi dụng người Palestine làm lá chắn sống.