Ngày 4/1: Ghi nhận 14.861 ca nhiễm mới Covid-19, 224 ca tử vong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 14.829 ca mắc mới tại 60 tỉnh, thành phố, trong đó, Hà Nội ghi nhận số ca nhiều nhất với 2.499 ca. Cùng ngày cũng có thêm 224 ca tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN
Tính từ 16h ngày 3/1 đến 16h ngày 4/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.861 ca nhiễm mới, trong đó 32 ca nhập cảnh và 14.829 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.087 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 10.864 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.499), Tây Ninh (916), Khánh Hòa (797), Thành phố Hồ Chí Minh (664), Bình Định (608), Hải Phòng (602), Bình Phước (593), Cà Mau (450), Vĩnh Long (431), Bến Tre (420), Đắk Lắk (367), Bắc Ninh (342), Thanh Hóa (286), Thừa Thiên-Huế (285), Hưng Yên (276), Đà Nẵng (253), An Giang (232), Quảng Ninh (227), Bạc Liêu (225), Thái Nguyên (220), Hải Dương (203), Lâm Đồng (202), Bắc Giang (202), Cần Thơ (196), Trà Vinh (196), Quảng Nam (194), Hà Giang (179), Gia Lai (171), Phú Yên (166), Quảng Ngãi (157), Đắk Nông (152), Đồng Tháp (138), Vĩnh Phúc (137), Ninh Bình (134), Nam Định (134), Bình Thuận (119), Hòa Bình (107), Sóc Trăng (103), Kiên Giang (97), Nghệ An (94), Tiền Giang (85), Hà Nam (79), Thái Bình (78), Phú Thọ (75), Sơn La (68), Cao Bằng (66), Bình Dương (65), Lào Cai (65), Kon Tum (63), Điện Biên (62), Đồng Nai (51), Bà Rịa-Vũng Tàu (42), Long An (41), Quảng Bình (40), Yên Bái (36), Hậu Giang (35), Ninh Thuận (33), Tuyên Quang (30), Hà Tĩnh (23), Lai Châu (18).
Ngày 4/1/2022, Sở Y tế Trà Vinh đăng ký bổ sung 6.867 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Trà Vinh.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-1.147), Vĩnh Long (-411), Cà Mau (-371).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+399), Bến Tre (+153), Thái Nguyên (+121).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.687 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 24 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), Thành phố Hồ Chí Minh (5), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.800.704 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 18.252 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.794.866 ca, trong đó có 1.410.567 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (505.523), Bình Dương (291.061), Đồng Nai (98.183), Tây Ninh (78.837), Hà Nội (54.230).
Tình hình điều trị
(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc.kcb.vn)
Số bệnh nhân khỏi bệnh: Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 16.227 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên thành 1.413.384 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.651 ca, trong đó Thở ô xy qua mặt nạ (4.720 ca); Thở ôxy dòng cao HFNC (981 ca); Thở máy không xâm lấn (132 ca); Thở máy xâm lấn (800 ca); ECMO (18 ca).
Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 3/1 đến 17h30 ngày 4/1 ghi nhận 224 ca tử vong.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh (26) trong đó có 5 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tiền Giang (2), Cà Mau (2), Long An (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (26 ca trong 02 ngày), An Giang (18), Đồng Tháp (15), Vĩnh Long (15), Cần Thơ (11), Hà Nội (10), Sóc Trăng (10), Tây Ninh (10), Tiền Giang (10), Bến Tre (9), Kiên Giang (9), Bạc Liêu (8 ), Bình Dương (7), Long An (7), Huế (6), Hậu Giang (5), Cà Mau (5), Bình Thuận (4), Bà Rịa-Vũng Tàu (4), Hải Dương (2), Khánh Hòa (2), Lâm Đồng (2), Gia Lai (2), Trà Vinh (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 223 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 33.245 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.636.734 mẫu tương đương 75.256.465 lượt người, tăng 73.499 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng
Trong ngày 3/1 có 405.584 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 154.344.391 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.850.611 liều, tiêm mũi 2 là 69.614.463 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 6.879.317 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
Xây dựng hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo an toàn cho các đại biểu tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.
Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
Thành phố Hải Phòng: Điều chỉnh cách ly và xét nghiệm đối với F0 và F1. Theo đó, đối với bệnh nhân F0 điều trị tại nhà, thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên vào ngày thứ 10, nếu có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ tiếp tục cách ly điều trị 7 ngày và lấy mẫu xét nghiệm lại vào ngày thứ 7; nếu có kết quả xét nghiệm âm tính sẽ kết thúc điều trị (cấp giấy xác nhận khỏi bệnh); tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày tiếp theo.
F0 điều trị tại cơ sở y tế, ca bệnh không có triệu chứng lâm sàng trong suốt thời gian điều trị thì thực hiện xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 9, nếu có kết quả xét nghiệm âm tính hoặc Ct ≥ 30 được kết thúc điều trị (cấp giấy ra viện); thực hiện cách ly tại nhà trong 7 ngày tiếp theo.
Ca bệnh có triệu chứng lâm sàng, thực hiện xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 14, nếu có kết quả xét nghiệm âm tính hoặc Ct ≥ 30 được kết thúc điều trị (cấp giấy ra viện); thực hiện cách ly tại nhà trong 7 ngày tiếp theo.
(Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.