Ngang nhiên thôn tính đất rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều công ty lâm nghiệp ở Tây Nguyên được chính quyền địa phương giao đất, giao rừng nhưng buông lỏng quản lý, thậm chí cố ý làm trái khiến rừng bị tàn phá, đất đai bị xà xẻo mua bán trao tay.
Nữ PV Tiền Phong trên bãi gỗ tang chứng tại một Hạt kiểm lâm.
Nữ PV Tiền Phong trên bãi gỗ tang chứng tại một Hạt kiểm lâm.
Có những hộ chiếm ngay đất trong khuôn viên trạm bảo vệ rừng, hộ thì tự dựng hàng loạt lô cốt để “giữ” đất… Có cán bộ tranh thủ cho người thân đứng tên chiếm dụng hàng trăm hecta đất lâm nghiệp.
Biến đất rừng thành của riêng
Ðã hơn 8 tháng trôi qua, chính quyền xã Ðắk Hà, huyện Ðắk G’Long (Ðắk Nông) vẫn chưa tiến hành cưỡng chế hàng chục “lô cốt” xây dựng trái phép trên đất rừng sản xuất tại thôn 8, tiểu khu 1686. Theo biên bản số 09/BB-VPHC ký ngày 18/12/2017 của UBND xã Ðắk Hà, ông Trương Ðình Nở (trú tại thị xã Gia Nghĩa) đã chiếm đất rừng sản xuất do xã Ðắk Hà quản lí. Tại thời điểm kiểm tra, ông Nở đã cho đổ đất, dựng 6 ngôi nhà thưng tôn để chiếm đất. Chính quyền địa phương yêu cầu ông Nở tự nguyện tháo dỡ công trình trái phép, đồng thời bàn giao lại đất để xã trồng rừng theo quy định.
Tuy nhiên, đến nay những căn nhà trái phép lấn chiếm “mọc” trên đất rừng của ông Nở vẫn chưa được giao trả lại mặt bằng, chính quyền địa phương cũng chưa thực hiện cưỡng chế. Trao đổi với Tiền Phong, ông Trương Ðình Nở công nhận hiện tại ông đã dựng được 9 cái chòi. Mục đích việc dựng chòi của ông là để giữ đất. “Ðây là đất của công ty lâm nghiệp cấp cho tôi mục đích để trồng rừng trong thời gian 50 năm (từ 2002-2052). Trong thời gian tôi đi tù 10 năm thì bị người ta lấn chiếm. Khi ra tù tôi phải lấy lại. Mục đích dựng 9 căn chòi này là để giữ đất của tôi. Nhà nước muốn thu hồi đất thì phải trả lại thành quả trên đất cho tôi” - ông Nở cho biết.
PV có đề nghị ông Nở cung cấp hồ sơ chứng minh ông được giao đất, nhưng ông này không cung cấp. Theo quan sát của PV khu vực mà ông Nở đang nói tới hiện chỉ có lác đác vài hàng thông, phần còn lại đã bị người dân trồng tiêu, hoặc dựng nhà trái phép. Một lãnh đạo UBND xã Ðắk Hà cho biết: Ðến nay huyện đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế giải tỏa. Tuy nhiên về mặt hồ sơ vẫn đang cần thời gian để xác minh lại nguồn gốc của đất đai. Cho nên, huyện đã hoãn thời gian cưỡng chế. Trách nhiệm của xã đã thực hiện chỉ đạo của huyện. Ðối với ông Nở không thực hiện theo xử phạt hành chính mà UBND xã Ðắk Hà ban hành, sắp tới sẽ tiến hành cưỡng chế theo quy định.
Theo báo cáo của lãnh đạo Cty TNHH Chế biến thực phẩm và Lâm nghiệp Ðắk Lắk, ngày 17/8/2017, công ty đã phát hiện ông Nguyễn Công Dân (trú tại thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, nguyên là cán bộ của công ty) dựng nhà trái phép bên trong khuôn viên Trạm bảo vệ rừng số 3 của công ty. Công ty đã yêu cầu ông Dân phải tự ý tháo dỡ nhà, trả lại đất cho công ty nhưng ông này không chấp hành. Qua xác minh ban đầu, việc dựng nhà trái phép của ông Dân có dấu hiệu tiếp tay của một số cán bộ, nhân viên của công ty, nhưng phía công ty chưa đủ chứng cứ để kết luận vụ việc.
Ðể mất cả ngàn hecta rừng-cán bộ vẫn vô can
Theo Kết luận Thanh tra số 2837/KL-UBND ngày 12/4/2018 của UBND tỉnh Ðắk Lắk, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Rừng Xanh được giao 13.832,40ha (trong đó: đất có rừng: 9.231,46 ha, đất chưa có rừng: 4.452,22 ha, đất khác trong lâm nghiệp: 147,27 ha, đất trụ sở: 1,45 ha). Từ năm 2012-2016 công ty đã để nhiều hộ dân lấn chiếm, xâm canh trái phép đất rừng với diện tích lên tới 2.270,55ha (trong đó có 1.626,44 ha rừng tự nhiên) để trồng cây ngắn ngày và 150 ha cây điều, nhưng chưa được xử lý dứt điểm. Công ty hiện vẫn chưa ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường Ðắk Lắk. Ông Lang Văn Tăng cán bộ của công ty thì mượn 0,1 ha diện tích đất xây dựng trụ sở công ty, và làm nhà ổn định trên đất đó suốt từ năm 2009 đến nay.
“Trách nhiệm thuộc về ông Nguyễn Văn Ðính, nguyên Giám đốc và các cá nhân có liên quan của Công ty Rừng Xanh. Ngoài ra, còn có trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã Cư Kbang và Chủ tịch UBND huyện Ea Súp (từ năm 2012 đến tháng 10/2016). Ðể người dân lấn chiếm, xâm canh trái phép là thiếu trách nhiệm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước. Yêu cầu Công ty Rừng Xanh phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, rà soát diện tích đất rừng bị các hộ dân lấn chiếm, xâm canh trái phép để đưa vào phương án sử dụng đất của công ty. Thu hồi diện tích đất của ông Lang Văn Tăng để bàn giao công ty quản lý. Giao Công an tỉnh tiến hành điều tra làm rõ trách nhiệm của chủ rừng và các đơn vị, cá nhân có liên quan để các hộ dân lấn chiếm, xâm canh trái phép” - lược trích Kết luận thanh tra số 2837 của UBND tỉnh Ðắk Lắk.      

Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Rừng Xanh được giao 13.832,40ha (trong đó: đất có rừng: 9.231,46 ha, đất chưa có rừng: 4.452,22 ha, đất khác trong lâm nghiệp: 147,27 ha, đất trụ sở: 1,45 ha). Từ năm 2012-2016 công ty đã để nhiều hộ dân lấn chiếm, xâm canh trái phép đất rừng với diện tích lên tới 2.270,55ha (trong đó có 1.626,44 ha rừng tự nhiên)

Vũ Long (TP)       

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.