Nâng cao vị thế gạo Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 9 tháng năm 2012 đạt xấp xỉ 6,4 triệu tấn, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; với kim ngạch đạt 2,87 tỷ USD, giảm 3,2%. Bộ Nông nghiệp-PTNT dự báo khả năng cả năm 2012 xuất khẩu gạo sẽ đạt bằng với mức kỷ lục của năm 2011 (7,1 triệu tấn).

Có chuyên gia đã gọi gạo là mặt hàng “vị thế”của Việt Nam.

Thị trường mở rộng

Sau khi đạt được kỷ lục về khối lượng gạo xuất khẩu trong năm 2011 (7,112 triệu tấn), ít người nghĩ đến khả năng năm 2012 có thể đạt được mức kỷ lục trên. Tuy nhiên, diễn biến xuất khẩu gạo trong 9 tháng đã có những tín hiệu khả quan. Bộ NN&PTNT dự báo khả năng cả năm 2012 sẽ đạt bằng với mức kỷ lục của năm 2011, một số chuyên gia dự báo có thể đạt cao hơn và nếu như vậy sẽ đạt đỉnh điểm từ trước tới nay.

 

 

Đáng lưu ý, thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 8 tháng qua (Tổng cục Hải quan mới tập hợp được số liệu 8 tháng) đã có sự chuyển dịch đáng lưu ý. Có 26 thị trường nhập khẩu gạo với khối lượng tương đối lớn của Việt Nam, trong đó có 15 thị trường nhập khẩu trên 20.000 tấn; 9 thị trường đạt trên 100.000 tấn.

Trung Quốc đã vượt lên trở thành nước nhập khẩu gạo với khối lượng lớn nhất của Việt Nam, vượt khá xa so với nước có khối lượng đứng thứ hai. Cùng với Trung Quốc và Hồng Kông, thì Đài Loan (Trung Quốc) trong 9 tháng qua cũng đã nhập khẩu gạo của Việt Nam, lên tới 87.000 tấn. Riêng 3 thị trường này trong 8 tháng đã nhập khẩu gần 1,9 triệu tấn gạo của Việt Nam, chiếm gần 1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu.

Đông Nam Á cũng là một thị trường lớn của gạo Việt Nam. Chỉ với Philippines, Malaysia, Singapore, Timor-Leste, Brunei, trong 8 tháng đã nhập khẩu gạo từ Việt Nam trên 1,93 triệu tấn.

Châu Phi hiện là một thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam. Ngoài Bờ biển Ngà, Senegal, Ghana, trong 8 tháng qua còn có một số nước nhập khẩu gạo của Việt Nam với khối lượng khá, như Angola 91.000 tấn, Algieria 60.000 tấn, Nam Phi 27.000 tấn; cộng 6 thị trường này đã đạt trên 940.000 tấn, chiếm gần 17% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Đây là thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng của Việt Nam.

Điều này đặt cho Việt Nam 2 vấn đề cần phải kiên trì thực hiện mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực và cũng là thời cơ cho sản xuất lương thực của Việt Nam.

Vừa có thị trường, vừa được giá

Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và trong gần một phần tư thế kỷ qua đã đứng thứ hạng cao trên thế giới. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có nhiều; các mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD đã có vài chục, nhưng mặt hàng gạo vẫn được coi là mặt hàng “vị thế”, bởi nhiều mặt hàng khác hoặc gắn với khai thác tài nguyên, hoặc là những mặt hàng gia công, kéo theo kim ngạch nhập khẩu lớn nguyên phụ liệu... Nhờ Việt Nam có khối lượng xuất khẩu gạo lớn, mà một số chuyên gia đã nói đến Việt Nam đã góp phần vào việc bảo đảm an ninh lương thực thế giới. Cũng cần nhớ rằng, Việt Nam có vị trí gần với những nước có dân số lớn; những nước này đang tiến theo mục tiêu phát triển công nghiệp, dịch vụ, nên về lâu dài gạo Việt Nam không những có thị trường, mà còn có giá.

Kim ngạch xuất khẩu gạo tuy giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước; theo đó giá xuất khẩu gạo bị giảm trên 9% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng gạo là 1/20 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch đạt từ 1 tỷ USD trở lên và nằm trong danh sách 11 mặt hàng đạt kim ngạch từ 2,5 tỷ USD trở lên.

Gạo là mặt hàng mà Việt Nam đã chuyển từ thiếu hụt lớn sang bảo đảm an ninh lương thực, bảo đảm sự ổn định ở bên trong, chính là một trong những vũ khí ứng phó với các bất ổn trên thế giới, ngay cả cuộc khủng hoảng ở khu vực năm 1997- 1998 và cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới năm 2008. Nhờ đó chúng ta có thể phát triển nông nghiệp toàn diện, chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện được mục tiêu tổng quát chuyển vị thế đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Để hạt gạo là thế mạnh của nông dân, thế mạnh của đất nước, chúng ta cần phải giữ cho được diện tích sản xuất lúa; nâng tỷ trọng đầu tư cho tam nông; hỗ trợ tích cực hơn theo hướng trực tiếp hơn cho nông dân; coi công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn là trọng điểm số một, từ đó, nâng tầm vị thế hạt gạo Việt Nam.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm