Nâng cao vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 16-9, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức họp toàn thể nhằm thẩm tra dự án Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) để trình Quốc hội trong tháng 10-2014. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân dự phiên họp.
 

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân dự phiên họp tại TP. HCM.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân dự phiên họp tại TP. HCM.

Các thành viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và các đại biểu tham dự phiên họp tán thành sự cần thiết phải sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật MTTQ Việt Nam nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật MTTQ Việt Nam hiện hành, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cần thiết cho hoạt động của MTTQ Việt Nam trong thời gian tới, nhất là sau khi Hiến pháp mới có hiệu lực.

Bên cạnh đó, Ủy ban Pháp luật cho rằng để MTTQ Việt Nam tiếp tục phát huy và nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong thời gian tới, nhất là Hiến pháp đã quy định một số chức năng mới như đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát, phản biện xã hội, thực hiện đối ngoại nhân dân thì dự thảo Luật cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn về lý luận và thực tiễn các chính sách đề ra.

Về hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam, Ủy ban Pháp luật đề nghị phân định rõ giám sát của MTTQ Việt Nam là giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước. Cần xác định rõ hơn về giá trị pháp lý của kết luận giám sát do MTTQ Việt Nam thực hiện, trách nhiệm của đối tượng bị giám sát của Mặt trận với các hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử.

Về đối tượng và nội dung phản biện xã hội, đa số ý kiến tán thành quy định của Dự thảo Luật vì cho rằng, để làm tốt nhiệm vụ phản biện xã hội đối với nhiều lĩnh vực, đối tượng thì đòi hỏi MTTQ Việt Nam ở các cấp phải kiện toàn về cơ sở, vật chất và nguồn nhân lực.

Các đại biểu nêu vấn đề cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản bị phản biện xã hội đối với kiến nghị sau phản biện; xác định rõ quan hệ giữa phản biện xã hội với các quy trình, thủ tục xử lý, giải quyết các công việc của Nhà nước. Ví dụ, quy trình lập pháp, phản biện xã hội ở giai đoạn nào, thủ tục ra sao, nếu không có phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam thì Dự án Luật đó có đủ điều kiện trình Quốc hội hay không?

Ông Phan Trung Lý-Chủ nhiệm UBPLQH đề nghị, Luật MTTQ Việt Nam sửa đổi thì khâu giám sát, phản biện của Mặt trận phải phong phú, rộng rãi nhưng không nặng nề, không nên trùng lặp việc giám sát của các cơ quan đã và đang làm công tác này. Hiến pháp quy định việc giám sát riêng, phản biện riêng nhưng hai vấn đề này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trên cơ sở đó, đề nghị Ban soạn thảo dự thảo Luật MTTQ Việt Nam cần nghiên cứu hợp lý xem xét có nên gộp hai vấn đề thành một hay không?

Tiếp thu góp ý của các đại biểu, Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, quan điểm giám sát và phản biện của MTTQ được căn cứ trên cơ sở quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị.

“Tính chất giám sát của Mặt trận khác với giám sát của Quốc hội đó là giám sát 2 chiều, phải phản ánh được cả điểm tốt và chưa tốt của đối tượng bị giám sát. Không được đánh úp để gây quá tải, gây khó khăn cho đối tượng là cơ quan, tổ chức khi giám sát”, ông Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ.

Nêu những nội dung lớn mà MTTQ Việt Nam đang tham gia giám sát như thực hiện chính sách ưu đãi người có công trong năm 2014-2015, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các loại hình doanh nghiệp; giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy sản và thức ăn gia súc; giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân; giám sát việc thực hiện Luật Khoa học và Công nghệ, ông Nguyễn Thiện Nhân mong muốn các thành viên Ủy ban Pháp luật cùng chia sẻ những công việc mới liên quan đến công tác giám sát mà Mặt trận đã và đang triển khai.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VĨNH HOÀNG

Không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực tỉnh Gia Lai tại hội nghị tổng kết công tác PCTN, tiêu cực năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 2-12.