Nâng cao cả chất lượng lẫn quy mô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Là năm thứ 3 được tổ chức tại Gia Lai, Hội chợ triển lãm nông nghiệp và thương mại Tây Nguyên ngày càng được nâng cao về chất lượng lẫn quy mô. Nhiều mô hình sản xuất và sản phẩm nông nghiệp được giới thiệu và quảng bá với mục tiêu góp phần xây dựng và hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ, sạch và môi trường.

Ông Phạm Ngọc Dũng (127 Tăng Bạt Hổ, TP. Pleiku)-một khách tham quan hội chợ cho biết: “Gia đình tôi làm nông nên năm nào có hội chợ nông nghiệp tôi cũng đến tham quan, vừa là dạo hội chợ, tìm hiểu thị trường vừa xem có loại phân bón nào phù hợp với cây tiêu và cây bơ mà gia đình đang trồng không”. Hiện tại, gia đình ông Dũng có 1 ha tiêu và một vườn cây ăn trái nên nhu cầu phân bón khá lớn. Hội chợ có nhiều loại phân bón nhưng có 2 loại phân bón ông ưu tiên sử dụng là phân bón hữu cơ và sinh học, đây là những loại phân bón ít ảnh hưởng cho môi trường.

 

Một gian hàng tại hội chợ. Ảnh: L.L
Một gian hàng tại hội chợ. Ảnh: L.L

Là đơn vị lần đầu tiên tham gia Hội chợ triển lãm nông nghiệp và thương mại Tây Nguyên tổ chức tại Gia Lai, ông Nguyễn Thành Hải-Chủ vườn lan Thanh Phương (huyện Trảng Bàng, Tây Ninh), đại diện Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh cho biết: Chúng tôi mang đến hội chợ lượng hàng khá lớn (vận chuyển tới 2 xe tải) với 2 dòng hoa lan chính là Dendrobium và Mokara. Bên cạnh việc trưng bày, giới thiệu cho khách tham quan hội chợ những loài lan đẹp, chúng tôi còn cung cấp, tư vấn kỹ thuật và vật tư trồng lan nếu khách hàng có nhu cầu. Giá cả bán tại hội chợ được tính theo giá sỉ, khoảng 50.000 đồng đến 500.000 đồng/chậu”. Còn chị Nguyễn Thị Út-nhân viên phụ trách gian hàng của Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang thì cho biết: Gian hàng của Công ty giới thiệu 8 sản phẩm nước mắm, có nhiều dòng sản phẩm chất lượng đặc biệt với độ đạm phù hợp dành riêng cho người bị cao huyết áp và bị bệnh gout như nước mắm nhạt muối...

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Thọ-đại diện Ban tổ chức hội chợ cho biết: Chất lượng hàng hóa trưng bày tại hội chợ năm nay cũng được Ban tổ chức chú ý, sàng lọc kỹ hơn với mục tiêu hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ-sạch. Vì vậy, Ban tổ chức đã mời các doanh nghiệp, đơn vị uy tín như Công ty cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp sạch Việt Nam, Công ty 721 (Tổng Công ty Cà phê Việt Nam)… Đặc biệt, hội chợ còn giới thiệu các mô hình sản xuất điển hình của nông dân các tỉnh bạn và trong khu vực như: mô hình hoa lan (Hội Nông dân Tây Ninh), đồ thủ công mỹ nghệ (Hội Nông dân Bến Tre) và nhiều mô hình khác của Đà Nẵng, Gia Lai…

So với những hội chợ trước (năm 2013 và 2014), Hội chợ triển lãm nông nghiệp và thương mại Tây nguyên năm 2015 có quy mô lớn hơn trên 600 gian hàng (năm 2013 có 300 gian hàng, năm 2014 có 500 gian hàng) và số lượng doanh nghiệp, đơn vị tham gia cũng nhiều hơn với trên 300 đơn vị, doanh nghiệp, trang trại, làng nghề, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, thương mại (năm 2013 chỉ 160 doanh nghiệp, đơn vị; năm 2014 có 200 đơn vị, doanh nghiệp)…

Theo ông Lý Hoài Thông-Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Quốc tế Expo-đơn vị đăng cai tổ chức Hội chợ triển lãm nông nghiệp và thương mại Tây Nguyên, nếu như năm 2013 tổng doanh thu của hội chợ là 12 tỷ đồng, thì đến năm 2014 tăng lên gấp đôi trên 25 tỷ đồng, và theo đánh giá của Ban tổ chức thì ước doanh thu của hội chợ năm nay sẽ trên 30 tỷ đồng. Nhờ vậy, lượng doanh nghiệp tham gia hội chợ ngày càng tăng, nhiều đơn vị gần như có mặt trong hầu hết các hội chợ mà công ty tổ chức.

Xét ở một số khía cạnh tổ chức thì hội chợ vẫn chưa được như mong muốn, vẫn còn nhiều “sạn”. Tuy nhiên, với một hoạt động xúc tiến thương mại được xã hội hóa do một đơn vị tư nhân đăng cai tự thu tự chi thì đây là kết quả đáng ghi nhận. “Không chỉ với mục đích kinh doanh, Công ty còn thực hiện nhiều chương trình từ thiện thông qua các hội chợ. Tại hội chợ năm nay, Công ty đã trao 10 suất quà cho 10 hộ nông dân nghèo trên địa bàn với tổng giá trị quà là 15 triệu đồng, dự kiến năm 2016 sẽ xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân với giá trị khoảng 50 triệu đồng và phấn đấu thời gian sau sẽ xây dựng được 1 đến 2 nhà tình thương”-ông Lý Hoài Thông cho biết thêm.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.