Năm Thìn tản mạn chuyện rồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Rồng, từ Hán Việt là Long. Là con vật không có thật trong tự nhiên theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt: (Rồng: Động vật tưởng tượng theo truyền thuyết, mình dài, có vẩy, có chân, biết bay, được coi là cao quý nhất trong các loài vật…). Nhưng với người Việt Nam từ hàng ngàn năm nay, Rồng đã trở thành biểu tượng của nguồn cội, của văn hóa, tâm linh đặc sắc. Từ mối tình huyền sử Lạc Long Quân-Âu Cơ, người Việt ai cũng tự hào về nguồn gốc con Rồng, cháu tiên của mình.

Vì thế, trong tâm thức người Việt, hình tượng con Rồng luôn đại diện cho những điều linh thiêng cao quý, là linh vật đứng đầu tứ linh “Long-Ly-Qui-Phụng”. Hình ảnh, dáng dấp con Rồng luôn có mặt ở mọi nơi, mọi chốn từ cung vua, phủ chúa đến những nơi thờ phụng thôn dã như Đình, Chùa, Miếu mạo, nhà thờ, văn bia, bình phong, hoành phi, trướng liễn, chuôi dao, đốc kiếm…

Long mã trên bình phong Trường Quốc học Huế. Ảnh: Minh Thuyên
Long mã trên bình phong Trường Quốc học Huế. Ảnh: Minh Thuyên

Trong xã hội phong kiến, Rồng là biểu tượng uy quyền tuyệt đối của nhà vua, mọi thứ liên quan đến vua đều gắn với hình tượng Rồng như, Bệ rồng, sân rồng, thuyền rồng, long nhan, long bào, long sàng, long hài, long xa… Chẳng thế, mà có người từng mơ ước “Một lần tựa mạn thuyền rồng/ Còn hơn chín kiếp ở trong thuyền chài”. Điều khác biệt là các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần... Nguyễn ở nước ta đều tạo nên hình tượng con rồng khác nhau, với những nét riêng vừa khẳng định uy quyền đồng thời là khát vọng vươn lên của triều đại mình. Có thể nói không ngoa, cung điện, đền đài, lăng tẩm hay đồ dùng của vua chúa là nơi trú ngụ của “thế giới” loài Rồng.

Đơn cử như ở cố đô Huế, Rồng hầu như có mặt khắp nơi, ở điện Thái Hòa sừng sững hai con Rồng chầu mặt trời (lưỡng long triều nhật), trên mái Phu Văn Lâu thì có hai con rồng chầu mặt trăng(lưỡng long triều nguyệt), trên trần Lăng Khải Đinh thì có 9 con Rồng vờn mây (cửu long ẩn vân), trước của Trường Quốc học thì có bức bình phong ngự hóa rồng “long mã”…

Còn trong dân gian hình tượng con Rồng không chỉ là linh vật trang trí thờ phụng, mà hóa thân sống động trên mọi mặt của cuộc sống thường nhật. Người nông dân quanh năm lam lũ ruộng đồng thì truyền đời kinh nghiệm rất thiết thực từ hiện tượng thiên nhiên“Rồng đen lấy nước được mùa/ Rồng trắng lấy nước thì vua đi cày”. Nam thanh nữ tú gặp nhau tình yêu nảy nở “Bây giờ mới gặp này đây/ Như cá gặp nước, như mây gặp rồng”. Trẻ con thì nối tay nhau chơi trò rồng rắn những đêm trăng sáng hát vang bài đồng dao “Rồng rắn lên mây/Có cây lúc lắc/ có nhà hiển vinh…”, vào dịp hội hè, lễ, tết thì nhộn dịp tổ chức múa lân sư rồng.

Rồng trong múa lân sư rồng. Ảnh: Minh Thuyền
Rồng trong múa lân sư rồng. Ảnh: Minh Thuyền

Giới phụ nữ thì tâm tình khuyên bảo nhau giữ hạnh phúc gia đình “Chớ tham ngồi mũi thuyền rồng/Tuy rằng tốt đẹp nhưng chồng người ta”, hay “Có chồng thì phải theo chồng/ Chồng đi hang rắn, hang rồng cũng theo”. Còn chê bai những người nói hay, làm dở thì đã có “Ăn như rồng cuốn/ nói như rồng leo/ làm như mèo mửa”… Giới chơi bon sai cây kiểng thì lao tâm, khổ tứ tìm, tạo cho được những thế  Long giáng, Rồng chầu, long thăng, Phụng vỹ long đầu…

Có thể nói, hình ảnh con Rồng đồng hành cùng người Việt ta từ lúc tuổi thơ cho đến ngày đầu bạc, thân thiết gần gũi, nhưng cùng linh thiêng tôn quí vô cùng. Sống thì mong chọn được thế đất “Rồng chầu, Hổ phục”, để dựng nhà, dựng cửa, chết thì mơ tìm được huyệt đất “mã táng hàm Rồng”, để phát tài, phát lộc con cháu về sau.

Đặc biệt hơn, hình tượng con Rồng không chỉ gắn bó với con người qua mỹ thuật trang trí, ý niệm văn hóa tâm linh mà còn hóa thân thành những địa danh sông, núi, làng, xã… Mỗi cái tên lại gắn liền với một câu chuyện truyền thuyết, lịch sử, văn hóa rất đẹp của dân tộc ta. như: Thăng long, gắn với sự tích khi dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, vua Lý Thái Tổ thấy Rồng vàng bay lên nên đổi tên là Thăng Long. Hay Vịnh Hạ Long hiện nay là di sản thiên nhiên thế giới, thì gắn với huyền tích Rồng mẹ cùng 99 Rồng con xuống tắm hóa đá thành Vịnh Hạ Long, một con tách ra xa nhưng vẫn cúi đầu về Rồng mẹ thành Bái Tử Long. Và có thể, kể ra hàng trăm địa danh trên đất nước ta mang biểu tượng con Rồng như: Cửu Long Giang, Núi Hàm Rồng (Gia Lai), cầu Thăng Long, Long Biên (Hà Nội), cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa), Bến Nhà Rồng (TP. Hồ Chí Minh…

Cấp tỉnh thì có: Long An, Vĩnh Long trước đây còn có Bình Long, Phước Long… Cấp huyện, thì có: Thành phố Hạ Long, Long Thành, Long Đất, Long Khánh… Cấp xã phường thì nhiều vô kể, Long Hải, Long Đại, Long Hưng, Long Phúc, Kim Long… Và gần đây nhất, ở Huế, trong trận lụt lịch sử năm 2000, có một làng quê ở cửa biển Thuận An bị nước cuốn trôi ra biển, hàng chục người mất tích. Sau lũ được sự giúp đỡ của quân đội và nhân dân cả nước một làng mới được lập nên trong tang thương mất mát. Đồng chí Lê Khả Phiêu lúc đó là Tổng Bí thư đã về thăm và đặt tên cho làng là “Làng Rồng”, để kỷ niệm cơn lũ năm Thìn (2000), đồng thời mong làng sớm trở thành Rồng bay lên như tâm niệm của người Việt. Làng Rồng (Huế), có lẽ là địa danh mang biểu tượng con rồng non trẻ nhất ở nước ta hiện nay.

Tết năm Thìn, nâng chén rượu xuân, dong dài chuyện con Rồng, để hiểu thêm con Rồng Việt. Ngàn đời nay, không chỉ là biểu tượng văn hóa tâm linh đặc sắc trường tồn trong tâm thức người Việt, mà còn là là ý nguyện, là  khát vọng vươn cao vươn xa của đất nước trong  thế “Rồng bay”.

Ngô Minh Thuyên

Có thể bạn quan tâm

Ấm áp đêm Giao thừa ở Phố núi

Ấm áp đêm Giao thừa ở Phố núi

(GLO)- Trong tiết trời se lạnh của Phố núi, từ khắp các ngã đường, hàng ngàn người dân đổ về Quảng trường Đại Đoàn Kết để vui chơi và cùng nhau chào đón thời khắc thiêng liêng nhất chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Những so sánh thú vị về Tết xưa, Tết nay

Ngoảnh nhìn cái Bính Thân 2016 vừa qua và cả nhiều cái Tết trước đó, hẳn chúng ta nhận ra không ít điều đã thay đổi cùng sự biến chuyển của dòng chảy thời gian. Nhiều điều cũ dần mất đi, nhiều điều mới lại đến. Tết chưa bao giờ hết ý nghĩa, chỉ có cách chúng ta đón nhận Tết là đã khác đi nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em.
Tặng hàng ngàn suất quà Tết cho đối tượng chính sách

Tặng hàng ngàn suất quà Tết cho đối tượng chính sách

(GLO)- Nhân dịp Tết Bính Thân 2016, huyện Chư Pưh đã trao quà Tết của Chủ tịch nước và UBND tỉnh Gia Lai cho 1.079 đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng và đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng số tiền 135 triệu đồng.
Chợ hoa Chư Sê: Sôi động ngày giáp Tết

Chợ hoa Chư Sê: Sôi động ngày giáp Tết

(GLO)- Lượng người đổ về chợ trung tâm huyện Chư Sê khá tấp nập trong ngày cuối năm. Đặc biệt, chợ hoa Chư Sê ngày giáp Tết nhộn nhịp người dân đến xem và chọn cho mình những chậu hoa ưng ý với giá cả hợp lý hơn để về vui Xuân, đón Tết.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm công nhân, chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình Đô thị Gia Lai

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm công nhân, chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình Đô thị Gia Lai

(GLO)- Tối 7-2 ( 29Tết), đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm công nhân và chúc Tết Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị Gia Lai.
Chợ quê ngày giáp Tết

Chợ quê ngày giáp Tết

(GLO)- Đến với chợ quê những ngày giáp Tết Bính Thân, ngay lối vào chợ chúng tôi đã thấy bày bán la liệt những hàng thờ cúng, những bó cúc vàng ươm, những nải chuối xanh, lá gói bánh chưng cùng những nụ cười tươi rói như nhắc Tết đang đến thật gần.
Hân hoan chào đón năm mới

Hân hoan chào đón năm mới

(GLO)- Những ngày cuối năm, Phố núi Pleiku trở nên nhộn nhịp bởi tiếng nhạc chào đón năm mới hòa cùng dòng người tấp nập trên đường, ai cũng có những dự định riêng nhưng điều chung một mục đích là chuẩn bị đón năm mới. Các tuyến phố, hay các công viên, quán cà phê, nhà hàng… được trang hoàng rực rỡ với cờ, hoa, điện nhấp nháy đủ màu sắc báo hiệu năm mới đang chạm ngõ từng nhà.
Đảm bảo nguồn điện phục vụ Tết Nguyên đán

Đảm bảo nguồn điện phục vụ Tết Nguyên đán

(GLO)- Nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn phục vụ nhu cầu sinh hoạt và vui chơi giải trí của nhân dân trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Công ty Điện lực Gia Lai (PCGL) đã chuẩn bị các phương thức vận hành cấp điện căn cứ theo thông số vận hành nguồn lưới hiện tại và dự báo nhu cầu tăng trưởng phụ tải.
Làm mới đồ đồng

Làm mới đồ đồng

(GLO)- Sau khi làm sạch các món đồ qua nước, anh bắt đầu bật mô tơ, dùng xút đồng quẹt lên phớt vải đánh bóng rồi đưa món đồ vào làm sạch từng góc cạnh. Sau cùng, đồ vật được lau lại một lần nữa với bột làm sáng để sáng bóng lên như mới.
Việt Nam vẫn còn… đủng đỉnh giao thương

Việt Nam vẫn còn… đủng đỉnh giao thương

(GLO)- Mười mấy năm trước, khi thủ tục và phương tiện di chuyển trong khu vực còn khá nhiêu khê, tôi đã có một chuyến du khảo nhọc nhằn mà thú vị ở vài quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Kông. Và bất chợt nảy ra ao ước: Rồi đến một ngày, cộng đồng ASEAN sẽ thống nhất bỏ thủ tục visa nhập cảnh, thủ tục và phương tiện di chuyển nội vùng sẽ thông thoáng, thậm chí phát hành cả đồng tiền chung (như cộng đồng EU)…
Kon Pne: Khi khát vọng được tiếp sức

Kon Pne: Khi khát vọng được tiếp sức

(GLO)- Kể từ chuyến thăm và làm việc của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tuấn Khanh năm 2003 cho đến chuyến thăm và làm việc của Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành tháng 10-2015, nhiều khó khăn, vướng mắc tại xã Kon Pne đã được tháo gỡ nhằm hướng đến mục tiêu biến vùng đất một thời là hậu cứ cách mạng này trở thành một điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của huyện Kbang.
Những câu chuyện thời bao cấp

Những câu chuyện thời bao cấp

(GLO)- Dù là chuyện vui thật lòng hay những điệu buồn cắc cớ, với những người mà tôi có dịp gặp gỡ, chuyện trò, những câu chuyện về thời bao cấp của hơn 30 năm về trước luôn là những dấu ấn khó quên. Với họ, đó là những năm tháng chất chứa nhiều vất vả song hành cùng giai đoạn khó khăn của đất nước nhưng lại đầy ắp nghĩa tình.
Khai bút đầu năm-tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt

Khai bút đầu năm-tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt

(GLO)- Với người Việt, bút là công cụ gắn bó với đời sống trí tuệ và tâm hồn, trở thành một biểu tượng thiêng liêng. Bởi vậy, khai bút đầu xuân từ lâu đã trở thành một phong tục đầu năm của dân tộc, nó gắn chặt với việc học hành, tôn trọng sự học và sự sáng tạo, là một việc làm mang ý niệm tâm linh, ước mong một năm mới thành công, nhiều may mắn sẽ đến với ta và cả những người mà ta yêu quý.
Tết ở Vũng Chùa

Tết ở Vũng Chùa

(GLO)- Có mặt tại Vũng Chùa-Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình)-nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào những ngày Tết Nguyên đán, dù thời tiết lạnh và mưa phùn nhiều nhưng dòng người đến viếng mộ Đại tướng vẫn rất tấp nập, bởi ai cũng muốn được tự tay thắp nén tâm nhang, dâng tặng những bó hoa cúc rực rỡ sắc màu và bày tỏ tấm lòng thành kính trước phần mộ người anh hùng dân tộc, suốt đời vì nước vì dân.
Mơ Tết về trên những vòng xe

Mơ Tết về trên những vòng xe

(GLO)- Pleiku những ngày áp Tết Nguyên đán. Hòa trong dòng người ngược xuôi, rộn ràng sắm Tết, tôi vẫn bắt gặp bên phố hình ảnh của những tấm lưng thấm đượm mồ hôi, nhẫn nại đẩy chiếc xe đạp chất đầy hàng hóa, người mong bán hết số bánh còn trong giỏ, người lại mong mua được thêm một ít chai lọ hay giấy vụn nữa; cũng là để kiếm thêm chút tiền cho Tết thêm tươm tất.