Năm học 2017-2018: Những kết quả nổi bật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Kết thúc năm học 2017-2018, nhiều trường đã hoàn thành nhiệm vụ từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Theo đó, nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh đã phát huy hiệu quả.

Tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới

Đổi mới hình thức soạn giảng; đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; thay đổi cách kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học... là những nội dung được áp dụng mạnh mẽ tại các cơ sở giáo dục trong năm học 2017-2018. “Đây là những nội dung được các phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) triển khai từ nhiều năm nay và đang phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đổi mới hình thức soạn giảng; đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; thay đổi cách kiểm tra, đánh giá học sinh còn nhằm phục vụ công tác dạy-học theo định hướng phát triển năng lực người học, tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng đầu tiên cho bậc Tiểu học trong năm học 2019-2020”-ông Lê Duy Định-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết.

 

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo trao thưởng cho các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh đạt thành tích cao trong năm học 2017-2018. Ảnh: N.G
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo trao thưởng cho các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh đạt thành tích cao trong năm học 2017-2018. Ảnh: N.G

Cũng theo ông Định, khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là tổ chức cho học sinh hoạt động thay vì thụ động nghe giảng. Trong quá trình này, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên làm nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập hợp lý để các em tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức.

Em Nguyễn Thị Thu Hằng (lớp 11A1, Trường THPT Trường Chinh, huyện Chư Sê) đánh giá rất cao phương pháp học mới này. “Chúng em được các thầy cô tạo điều kiện tham gia những dự án học tập ý nghĩa như làm chợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng vườn rau thanh niên... dựa trên lý thuyết đã được học. Phương pháp học mới giúp chúng em năng động, thích thú hơn và được trải nghiệm thực tế. Ngoài ra, phương pháp học mới còn giúp chúng em biết cách đọc sách giáo khoa, tài liệu học tập, biết tự tìm kiến thức đã có, biết suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới”-Hằng cho biết.

Những kết quả nổi bật

Trong năm học 2017-2018, mảng giáo dục dân tộc tiếp tục được quan tâm bằng nhiều hình thức như: củng cố vai trò của hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú; xây dựng, mở rộng mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú; tổ chức những chương trình khuyến khích học sinh dân tộc thiểu số đến trường... Tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh, gần 400 em học sinh đã được học tập, sinh hoạt trong một môi trường giáo dục tốt. Kết thúc năm học 2017-2018, trường có 67,53% học sinh đạt học lực khá, giỏi (tăng hơn 1% so với năm học trước); tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt đạt 99,49% (tăng 0,7% so với năm học trước). Đặc biệt, đây là năm học đầu tiên nhà trường có học sinh tham gia đội tuyển thi quốc gia. Ông Võ Thành Nguyên-Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh, cho biết: “Nhà trường đã hoàn thành mục tiêu năm học 2017-2018 với những kết quả khả quan. Đây là động lực để tập thể sư phạm nhà trường nỗ lực nhiều hơn trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh trong năm học tới”.

Bên cạnh hệ thống trường phổ thông dân tộc, trong năm học 2017-2018, các trường phổ thông toàn tỉnh đã xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức, sắp xếp dạy học phân hóa theo năng lực, nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Việc giáo dục kỹ năng sống, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các phong trào, hoạt động xã hội như: thi chạy việt dã, tập huấn phòng tránh đuối nước và thi bơi, tham gia Đại hội Thể dục Thể thao toàn tỉnh... cũng được các đơn vị chú trọng thực hiện. Công tác phát triển, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng được các trường bậc Tiểu học và Mầm non chú trọng bởi đây là những nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Cô Trần Thị Thủy-Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Hồng (TP. Pleiku) cho biết: “Năm học 2017-2018, nhà trường chú trọng giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ bản thân cho hơn 700 học sinh nhằm giúp các bé vững vàng vào lớp 1. Bên cạnh đó, nhà trường cũng rất chú ý xây dựng môi trường giáo dục chuẩn mực để trẻ phát triển toàn diện từ thể chất đến tinh thần. Đặc biệt, trong năm học 2017-2018, Trường Mầm non Hoa Hồng đạt giải nhất tại cuộc thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cấp tỉnh và được chọn dự thi cấp quốc gia”.

Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Người dân nhận thực phẩm cứu trợ tại Deir al-Balah, Dải Gaza ngày 23-11. Ảnh: THX/TTXVN

Israel bị cáo buộc “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Dải Gaza

(GLO)- Ngày 5-12, Hãng tin AFP cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Israel “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Gaza kể từ khi chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, Israel đã nhiều lần kiên quyết bác bỏ các cáo buộc diệt chủng, đồng thời cáo buộc Hamas lợi dụng người Palestine làm lá chắn sống.