Na hoàng hậu bén rễ vùng "chảo lửa" Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều người đến tham quan đều khen ngợi mô hình trồng na hoàng hậu của gia đình ông Dương Tấn Cư (buôn Dù, xã Ia Mlah, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai). Đây là loại cây trồng mới trên đất Krông Pa đem lại thu nhập cao cho nông dân.

Chuyển đổi để thích ứng thực tiễn

Là nông dân có nhiều năm kinh nghiệm, ông Cư nhận thấy các cây trồng chủ yếu ở địa phương như: mì, mía, thuốc lá không còn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, năm 2017, ông đầu tư 450 triệu đồng lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, cải tạo lại đất, mua giống na hoàng hậu về trồng trên diện tích 1,2 ha. Mặc dù mới bén rễ ở vùng “chảo lửa” Krông Pa nhưng cây na hoàng hậu đã cho thấy ưu thế vượt trội như: dễ trồng, phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây trồng khác.

Ông Cư chăm sóc vườn na. Ảnh: Ngọc Sang
Ông Dương Tấn Cư (xã Ia Mlah, huyện Krông Pa) chăm sóc vườn na. Ảnh: Ngọc Sang


Ông Cư cho biết: “Để có vườn cây như hiện nay, tôi phải lặn lội vượt cả ngàn cây số vào tận tỉnh Bến Tre, Đồng Nai, Tây Ninh để học hỏi kinh nghiệm. Ban đầu, tôi trồng thử nghiệm 200 cây. Sau 4 tháng, thấy cây sinh trưởng và phát triển tốt nên trồng thêm 1.000 cây”.

Sau gần 2 năm, vườn na của gia đình ông Cư đã cho quả ngọt. “Na hoàng hậu từ lúc trồng đến khi ra quả mất khoảng 18 tháng. Đây là loại cây phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng ở đây. Trái chín có mùi thơm, vỏ màu vàng, da căng, mẫu mã đẹp, trọng lượng gấp 3-5 lần so với na thông thường (trái nhỏ nhất đạt 300 gram, lớn nhất 1,5 kg). Quả na hoàng hậu ở đây được khách hàng đánh giá ngon không kém sản phẩm cùng loại được bán trên thị trường”-ông Cư cho hay.

Bà Nay H'Chu-Chi hội trưởng Chi hội Nông dân buôn Dù-cho biết: “Vườn na hoàng hậu của ông Cư mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là mô hình được đầu tư bài bản đầu tiên ở xã. Thời gian tới, chúng tôi sẽ vận động hội viên trong buôn chuyển đổi một ít diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng na hoàng hậu. Nếu giá cả ổn định thì chắc chắn sẽ cho thu nhập cao hơn các loại cây trồng khác, giúp người dân vươn lên thoát nghèo”.

Nâng cao thu nhập nhờ áp dụng kỹ thuật

Theo ông Cư, na hoàng hậu cho thu hoạch 2 vụ/năm, chính vụ thường rơi vào tháng 5-6 Âm lịch, đợt 2 thu hoạch vào dịp áp Tết Nguyên đán. Vụ chính, na rất nhiều trên thị trường nên giá bán không cao. Chính vì vậy, ông Cư đã mày mò học hỏi kỹ thuật xử lý cho cây tập trung ra hoa vào vụ 2 để thu hoạch vào thời điểm Tết Nguyên đán. Biện pháp chính là cắt tỉa cành cho cây thường xuyên đâm chồi mới và bung hoa. Sau khi đậu quả, ông còn loại bỏ quả lép, méo mó để cây tập trung dinh dưỡng nuôi những quả đạt chuẩn.

Ông Dương Tấn Cư (xã Ia Mlah, huyện Krông Pa) chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc na hoàng hậu. Ảnh: Ngọc Sang
Ông Dương Tấn Cư (xã Ia Mlah, huyện Krông Pa) chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc na hoàng hậu. Ảnh: Ngọc Sang


“Dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, vườn na nhà tôi thu hoạch hơn 2,5 tấn, được thương lái đến tận vườn thu mua với giá 70.000 đồng/kg. Còn vụ thu hoạch giữa năm 2019 được 1,5 tấn nhưng giá bán không cao bằng vụ Tết. Cả 2 đợt bán, sau khi trừ chi phí, tôi thu về 200 triệu đồng. Chính vì vậy, vụ thu hoạch trong tháng 6 vừa rồi, gia đình tôi chỉ thu khoảng 1 tấn quả. Tôi đã xử lý cho cây tập trung ra quả phục vụ dịp Tết Nguyên đán, hy vọng vụ cuối năm nay sẽ thu hơn 3 tấn quả”-ông Cư chia sẻ.

Trao đổi với P.V, ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa-cho biết: “Na hoàng hậu là một trong những cây trồng đòi hỏi trình độ canh tác cao và khả năng đầu tư lớn. Theo ước tính của chúng tôi thì trồng na hiệu quả hơn so với các cây trồng khác hiện có trên địa bàn. Trong tương lai, huyện sẽ nhân rộng mô hình này, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao đời sống cho nông dân”.

NGỌC SANG

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.