Mạng phóng viên quân sự Trung Quốc (jz.chinamil.com.cn), sản phẩm của nhật báo Giải Phóng Quân Trung Quốc (PLA), ngày 11-8 đăng tin Trung Quốc có thể sử dụng tàu sân bay Thi Lang để giải quyết các tranh chấp trên biển.
Thông tin trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Chính phủ Trung Quốc cho chạy thử nghiệm tàu Thi Lang trên vùng biển Hoàng Hải. “Tại sao chúng ta chế tạo tàu sân bay nếu không đủ uy dũng và ý chí sử dụng nó vào việc xử lý tranh chấp lãnh thổ- phóng viên Quách Giản Ước, chuyên về mảng quân sự của nhật báo PLA, viết- Lý do chúng ta đóng tàu sân bay là để bảo vệ quyền và lợi ích trên biển của Trung Quốc hiệu quả hơn”.
Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây cũng yêu cầu Trung Quốc giải thích lý do vì sao nước này cần tàu sân bay. “Washington sẽ chào đón bất kỳ lời giải thích nào mà Trung Quốc có thể đưa ra về loại khí tài này. Chúng tôi lo ngại về việc Trung Quốc không minh bạch quân sự. Bắc Kinh không minh bạch như Mỹ về việc hiện đại hóa quân sự cũng như về ngân sách quốc phòng”- người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland tuyên bố.
Báo Mainichi dẫn lời chánh văn phòng Quốc hội Nhật Yukio Edano nhấn mạnh Nhật vẫn quan tâm sát sao đến việc hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc và Tokyo luôn nghi vấn về sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh trong chính sách quốc phòng. Nhật và các nước khác yêu cầu Trung Quốc minh bạch hơn, bởi như ông Edano nhấn mạnh, Bắc Kinh cần phải có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế về các hoạt động quân sự của mình.
Sự thiếu minh bạch thể hiện trong việc Bắc Kinh nói một đằng làm một nẻo hay qua những tuyên bố không nhất quán của các quan chức quân sự Trung Quốc. Tháng 7-2011, theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh, Trung Quốc cải tạo tàu Thi Lang chỉ để phục vụ nghiên cứu kỹ thuật và huấn luyện. Song, theo trợ lý tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc, tàu Thi Lang không chỉ có vai trò huấn luyện.
Nhật báo Thương Mại Hong Kong cho biết ngày 13-8 tàu sân bay Thi Lang sẽ thử cho máy bay cất, hạ cánh trên tàu và sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2012, có khả năng chính thức hạ thủy lần nữa vào trước hoặc sau ngày Quốc khánh Trung Quốc (1-10) và phạm vi hoạt động của nó là trên biển Đông.
Tàu Thi Lang neo đậu ở cảng Đại Liên (Liêu Ninh) những ngày trước khi chạy thử |
Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây cũng yêu cầu Trung Quốc giải thích lý do vì sao nước này cần tàu sân bay. “Washington sẽ chào đón bất kỳ lời giải thích nào mà Trung Quốc có thể đưa ra về loại khí tài này. Chúng tôi lo ngại về việc Trung Quốc không minh bạch quân sự. Bắc Kinh không minh bạch như Mỹ về việc hiện đại hóa quân sự cũng như về ngân sách quốc phòng”- người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland tuyên bố.
Báo Mainichi dẫn lời chánh văn phòng Quốc hội Nhật Yukio Edano nhấn mạnh Nhật vẫn quan tâm sát sao đến việc hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc và Tokyo luôn nghi vấn về sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh trong chính sách quốc phòng. Nhật và các nước khác yêu cầu Trung Quốc minh bạch hơn, bởi như ông Edano nhấn mạnh, Bắc Kinh cần phải có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế về các hoạt động quân sự của mình.
Sự thiếu minh bạch thể hiện trong việc Bắc Kinh nói một đằng làm một nẻo hay qua những tuyên bố không nhất quán của các quan chức quân sự Trung Quốc. Tháng 7-2011, theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh, Trung Quốc cải tạo tàu Thi Lang chỉ để phục vụ nghiên cứu kỹ thuật và huấn luyện. Song, theo trợ lý tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc, tàu Thi Lang không chỉ có vai trò huấn luyện.
Nhật báo Thương Mại Hong Kong cho biết ngày 13-8 tàu sân bay Thi Lang sẽ thử cho máy bay cất, hạ cánh trên tàu và sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2012, có khả năng chính thức hạ thủy lần nữa vào trước hoặc sau ngày Quốc khánh Trung Quốc (1-10) và phạm vi hoạt động của nó là trên biển Đông.
Theo Tuoitre