Mưu sinh trên dòng Pô Kô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gần 2 tuần qua, mỗi ngày có hàng trăm người dân ở xã Kroong, TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) đổ xô đi đào đãi vàng dọc sông Pô Kô, đoạn chảy qua xã Kroong. Đây là khu vực hạ lưu công trình thủy điện Plei Krông và thượng lưu công trình thủy điện Ia Ly. Dòng Pô Kô nơi đây trở thành “công trường” khi nhà máy thủy điện chưa xả nước.
Cứ khoảng hơn 4 giờ sáng, khi người dân thành phố vẫn đang ngon giấc thì những người dân ở xã Kroong lại kéo nhau xuống dòng Pô Kô huyền thoại ngâm mình đãi vàng. Việc đãi vàng phụ thuộc rất nhiều vào “lịch” xả nước của nhà máy thủy điện Plei Krông. “Mỗi khi nước về, chúng tôi lại chạy lên bờ, sau đó nước rút lại tranh thủ xuống sông. Chúng tôi phải thức dậy sớm để làm vì không biết nhà máy xả nước lúc nào. Việc đãi vàng chỉ là tranh thủ làm thêm khi nước cạn thôi”- anh A Veo, thôn 4 xã Kroong cho biết.
Ngâm mình đãi vàng. Ảnh: Cao Nguyên
Ngâm mình đãi vàng. Ảnh: Cao Nguyên
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc đãi vàng sa khoáng trên dòng Pô Kô chỉ mới xuất hiện gần đây khi vụ mì vừa trồng trong tháng 4 đã bị nắng hạn làm khô héo và chết gần hết. Một ngày làm việc cật lực, thu nhập cũng chỉ khoảng 100 ngàn đồng/người. Mặc dù vất vả nhưng ở “công trường” có cả những đứa trẻ khoảng 10-14 tuổi làm phụ giúp cha, mẹ. Anh A Veo cho biết, hiểm nguy luôn rình rập mọi người nơi đây, sây sát chân tay, bị đá đè lên chân là chuyện hàng ngày. Thỉnh thoảng khi nước xả về, nếu ở giữa lòng sông mà không nhanh chân chạy hoặc bơi vào bờ thì rất nguy hiểm. Đã một vài lần, có người chạy không kịp lên bờ, bị nước cuốn nhưng rất may lúc đó nước chưa chảy xiết và đoạn đó bán kính hẹp nên mới thoát hiểm.  

Những ngày qua, một số người còn có “sáng kiến” dùng thùng phuy, cọc tre, cọc bời lời tạo bè để tiện khai thác khi “mùa nước nổi”. Các thùng phuy được liên kết với nhau bằng cọc tre và tạo thành một “phao” nổi trên sông. Mọi người có thể đi lại trên đó để đào đãi vàng ở những vùng nước sâu.
Việc khai thác tài nguyên trái phép diễn ra công khai mặc dù “công trường” trên nằm ngay trên trục đường chính đi qua xã, chỉ cách trụ sở UBND xã chưa đầy 5 phút đi xe máy. Ông Đặng Công Nữa- Chủ tịch UBND xã Kroong thừa nhận việc người dân đào đãi vàng ở dòng Pô Kô nhưng chủ yếu là ở xã Sa Bình (huyện Sa Thầy). Xã đã tuyên truyền, vận động dân không nên đào đãi vàng vì rất nguy hiểm do dòng nước sông Pô Kô chảy rất xiết, lại ở hạ lưu nhà máy thủy điện, khi xả nước bất ngờ thì không thể tránh kịp.
Cao Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.