Mứt dừa - ký ức ngọt ngào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi thời gian của một năm Âm lịch đi vào những ngày sau 20 tháng Chạp, hoàng mai, bạch mai trong vườn lác đác nở những đóa đầu tiên, lòng lại bồi hồi nhớ lại những ký niệm thơ bé về ngày Tết Cổ truyền, và rộn ràng với những việc bông hoa, bánh mứt của gia đình.  

Ngày Tết xa quê hương, nhớ nhà da diết, ký ức Tết mấy chục năm cứ tìm về. Nhiều khi, bản thân cứ lẫn lộn mơ hồ giữa việc hai vợ chồng đang hăm hở chuẩn bị cho con đón một cái Tết truyền thống ở xa quê hay là đang cùng nhau tìm lại cái háo hức của những ngày thơ dại, tò mò đi theo dòm mẹ, chị làm mứt và chờ đợi được cho ăn những mẫu mứt hơi cháy, hoặc bị vụn sau khi tuyển lựa.

 

Về nhà, vợ chồng tíu tít phân công nhau: chồng đập vỡ gáo dừa ...
Về nhà, vợ chồng tíu tít phân công nhau: chồng đập vỡ gáo dừa ...


Ở nước ngoài, mua được mứt đã quý, làm được mứt cho cả nhà ăn càng quý hơn. Hai vợ chồng lặn lội về khu chợ châu Á cách nhà mấy chục cây số, hồi hộp nhiều. Không biết có đủ may mắn để tìm được trái dừa làm mứt không. Cũng may mà ở đó, người ta cũng có bán loại dừa này.

Về nhà, vợ chồng tíu tít phân công nhau: chồng đập vỡ gáo dừa, tách vỏ, vợ bào dừa, phần thì nhuộm màu lá dứa, phần để trắng tinh. Rồi vợ ngào mứt, rồi chồng đem phơi và cho vô thẩu thủy tinh.

 

 ... tách vỏ
... tách vỏ


Mỗi công đoạn là quãng thời gian hồi hộp, háo hức làm cho căn nhà ấm lên, Tết lên và rộn rã lên. Có lẽ, thời gian ấm áp nhất, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng là khi vợ ngào mứt.

Vợ đóng vai chính, tay đảo mứt thiệt nhẹ nhàng, đều đều và tinh tế. Hai cô con gái tuổi lên bốn, lên năm cũng chúm đầu vô, ánh mắt sáng rực, sung sướng vì được ba mẹ cho vô gần bếp để thỏa mãn đôi mắt tò mò vì là lần đầu tiên được thấy cảnh làm mứt.

Khi lớp đường mịn li ti bám trên cọng dừa là lúc đã hoàn tất. Lúc mứt vẫn còn ấm và hơi mềm, con gái lớn tỉ mẩn quấn bông hồng theo lời mẹ chỉ dẫn, con gái nhỏ lém lỉnh giả vờ làm gãy cọng dừa để lủm vô miệng.

Chồng thì đi ra đi vô, mặt mày hớn hở không kém gì hai cô con gái của mình, bởi một cảm giác khó tả vừa hạnh phúc vì cả nhà được chuẩn bị Tết cùng nhau, vừa được quay về với những ký ức rất xa xôi của mình lúc tuổi bằng con bấy giờ, nhìn mẹ, nhìn chị làm mứt dừa mà biết Tết bắt đầu từ những giây phút như vầy.

 

... vợ bào dừa, phần thì nhuộm màu lá dứa, phần để trắng tinh, rồi ngào mứt, rồi chồng đem phơi và cho vô thẩu thủy tinh.
... vợ bào dừa, phần thì nhuộm màu lá dứa, phần để trắng tinh, rồi ngào mứt, rồi chồng đem phơi và cho vô thẩu thủy tinh.


Nhìn ánh mắt của vợ, chồng cũng đoán biết được vợ đang nghĩ gì, tủm tỉm cười, ánh mắt trìu mến nhìn nhau. Cái hình ảnh của những sợi dài dài, cong cong, phớt xanh hoặc trắng muốt được phủ ngoài những hạt đường li ti, thơm lựng và ngọt ngào đến tận bây giờ. Nhắm mắt lại lúc nào cũng có thể cảm nhận được.

Mẻ mứt xong, cái căn hộ nhỏ ở nơi xa đó, bỗng ngập tràn hương vị Tết quê nhà. Chúng tôi không còn cái cảm giác xa cách nữa, sao gần quê hương lắm và trìu mến lắm. Khi mẻ mứt vừa ngào xong, chuẩn bị đổ lên khay có lót giấy báo để phơi khô mứt, chồng đã sẵn pha một ly trà loại English Breakfast, hai vợ chồng nếm mứt với trà, vị ngọt của mứt dừa và một chút đắng dịu của trà quyện vô nhau, sảng khoái thiệt khó tả.

Căn hộ của chúng tôi, có lẽ bắt đầu đón Tết từ khi vợ bắc chảo mứt dừa lên bếp, hương tỏa nồng nàn, ấm áp. Đôi lúc tự hỏi, phải chăng Tết là vậy, dù xa nhà, vẫn là những gì rất gần gũi, rất dễ làm, để mỗi thành viên trong gia đình thân yêu của mình được dành trọn vẹn thời gian cho nhau cùng làm một cái gì đó với nhau.

 

Căn hộ của chúng tôi, có lẽ bắt đầu đón Tết từ khi vợ bắc chảo mứt dừa lên bếp, hương tỏa nồng nàn, ấm áp.
Căn hộ của chúng tôi, có lẽ bắt đầu đón Tết từ khi vợ bắc chảo mứt dừa lên bếp, hương tỏa nồng nàn, ấm áp.


Mứt thì có thể mua ở nhiều nơi, nhưng ký ức về ngày Tết cho gia đình thì phải tự mình làm lấy vậy. Nghĩ vậy, tôi thấy mình thật may mắn và hạnh phúc vì có những người phụ nữ thân yêu đã dành nhiều công sức để cho gia đình mình  có được những ký ức đẹp.

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như
Phong vị Tết cổ truyền

Phong vị Tết cổ truyền

(GLO)- Tết cổ truyền là lúc sum vầy, đoàn tụ, cũng là dịp để người dân có cơ hội thưởng thức phong vị, phong tục độc đáo trong đời sống văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là ở xã Tơ Tung (huyện Kbang)-nơi tụ cư của 13 dân tộc anh em.
Tết sum vầy!

Tết sum vầy!

(GLO)- Năm nay, thời gian nghỉ tết Đinh Dậu 2017 kéo dài 7 ngày. Nhờ làm tốt tác chăm lo Tết cho nhân dân và trực sẵn sàng chiến đấu một cách chu đáo của các ngành, các cấp nên không khí vui Tết đón xuân thật đầm ấm; tình hình an ninh ở các địa phương cơ bản được giữ vững.
Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Dân tộc ta vốn nền văn hiến đã lâu, yêu cái chữ, trọng nhân nghĩa, học hành. Trong nhà nhiều khi không có của cải đáng kể, song ở phòng khách hay nơi làm việc lại luôn thấy những bức tranh chữ, câu đối, thơ phú với vô vàn lời hay - ý đẹp.