Mùa Xuân trên những cánh đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mùa Xuân này, những nông dân trồng mía, mì theo mô hình cánh đồng mẫu lớn phía Đông tỉnh Gia Lai hẳn sẽ vui hơn rất nhiều. Vẫn ruộng đất cũ nhưng năng suất, sản lượng cao hơn. Một vụ mùa bội thu khởi đầu từ chính sự đổi mới trong nếp nghĩ, cách làm.

Niềm vui từ những cánh đồng mẫu lớn

Dẫn chúng tôi tới thăm cánh đồng mía rộng 74 ha áp dụng theo mô hình cánh đồng mẫu lớn của 71 hộ dân thôn Tân Hội (xã Tân An, huyện Đak Pơ), Trưởng thôn Lê Văn Toàn phấn khởi. “Đấy, thân mía to như bắp tay tôi. Tụi tôi trêu vui nhau, đó là mía… khổng lồ. Trước giờ, vùng đất gò đồi này làm gì có”. Kể từ khi tiến hành dồn điền, phá bờ thửa hợp thành một cánh đồng lớn để đưa cơ giới hóa vào sản xuất, ruộng mía của các hộ dân trong thôn Tân Hội hết cảnh manh mún, mạnh ai nấy chăm. Không còn cảnh nông dân dãi dầu mưa nắng trên cánh đồng mía mà máy móc thay người làm những công việc nhọc nhằn. Sau khi thu hoạch, ước tính mỗi ha mía tại cánh đồng thôn Tân Hội cho năng suất 110-120 tấn nguyên liệu, cao gấp đôi so với mía trồng theo phương thức truyền thống.

 

Cơ giới hóa việc thu hoạch mía trên các cánh đồng mẫu lớn giúp giảm rất nhiều chi phí nhân công lao động. Ảnh: L.H
Cơ giới hóa việc thu hoạch mía trên các cánh đồng mẫu lớn giúp giảm rất nhiều chi phí nhân công lao động. Ảnh: L.H

Niềm vui thắng lợi nhờ mô hình cánh đồng mẫu lớn còn lan tới rất nhiều thôn xóm tại các huyện phía Đông tỉnh. Được mệnh danh là “vua mía” ở huyện Kông Chro, ông Lê Văn Dũng (xã Yang Nam, huyện Kông Chro) có tới hơn 150 ha đất trồng mía. Ông cùng với 5 hộ nữa góp thành 200 ha đất để trồng mía mẫu lớn. Vụ mía năm trước, ông Dũng bán cho nhà máy tổng cộng 23.000 tấn, thu về 3-5 tỷ đồng. Theo tính toán của ông Dũng, việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất đã giảm được khoảng 50% chi phí đầu tư. “Cứ 100 công lao động bón phân được 1 ha đất mía thì máy bón phân một ngày được 4 ha. Ngoài ra, việc cày sâu không lật đất sẽ không bị rửa trôi đất, giữ được độ ẩm lâu, rất tốt cho cây mía phát triển”-ông Dũng nói.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn cũng đem lại hiệu quả thiết thực đối với nhiều hộ trồng mì ở các huyện phía Đông tỉnh. Vụ vừa rồi, được sự hỗ trợ của Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Gia Lai, ông Trần Văn Tiến (làng Cao Lạng, xã Tơ Tung, huyện Kbang) đã chuyển 50 ha đất pha cát sang trồng mì theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Bình quân mỗi ha mì cho năng suất gần 40 tấn tươi. Với mức giá thu mua của Nhà máy khoảng 1.700 đồng/kg, tính ra 50 ha đem về cho ông nguồn thu hơn 3 tỷ đồng.

Cái bắt tay của 3 nhà

 

Ảnh: L.H
Ảnh: L.H

Có thể nói, cánh đồng mẫu lớn đã trở thành “sợi chỉ xe duyên” tạo nên cái bắt tay giữa 3 nhà: doanh nghiệp-nhà nông-nhà khoa học trong sản xuất nông nghiệp. Đã có thời, cây mì bị “gán tội” là loại cây trồng phá rừng, bởi thường đi liền với tập quán du canh của người dân. Tháng 11-2014, Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Gia Lai đã triển khai áp dụng mô hình cánh đồng mì mẫu lớn tại một số hộ dân. Đi liền với dồn điền thửa là áp dụng cơ giới hóa sản xuất và áp dụng chế độ canh tác, chăm sóc đảm bảo kỹ thuật để nâng cao năng suất. “Các kỹ sư của chúng tôi đã trực tiếp xuống các hộ nắm tình hình, hỗ trợ bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mì, cách làm đất, lên luống, bón lót các loại phân bón hay xử trí khi cây mì nhiễm sâu bệnh… Đồng thời, hỗ trợ một phần chi phí chăm sóc cho nông dân và đảm bảo bao tiêu sản phẩm đầu ra. Nhờ đó, trong vụ mùa vừa qua, trung bình mỗi ha mì đạt từ 35 đến 40 tấn, cao hơn so với mì trồng theo phương thức cũ từ 10 đến 15 tấn, lợi nhuận của người nông dân từ đó cũng tăng theo”-ông Lê Văn Tâm-Giám đốc Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Gia Lai cho biết.
 

“Trồng mì theo mô hình cánh đồng mẫu lớn ngoài nâng cao năng suất, chất lượng nông sản còn tiết kiệm nhân công, không thông qua các đầu mối thu gom, không còn chịu áp lực chi phí đầu tư… Nông dân vừa lãi lại nhàn nhã hơn”-ông Tiến chia sẻ.

Mía, mì là 2 trong số các loại cây trồng chủ lực góp phần đem lại sự đổi thay cho vùng đất phía Đông tỉnh trong các năm qua. Bởi vậy, làm sao để phát triển các loại cây trồng này theo hướng bền vững, nâng cao năng suất và không gây ra các tác động xấu đối với tự nhiên là điều trăn trở của nhiều nhà chuyên môn và ngành chức năng các địa phương. Riêng với cây mía, chỉ tính riêng tại 4 địa phương là: Đak Pơ, Kông Chro, Kbang và thị xã An Khê, đã phát triển tới hơn 26.000 ha. “Hiện nay, đã có trên 1.000 ha mía của hộ dân trên địa bàn các huyện: Đak Pơ, Kbang, Kông Chro và thị xã An Khê được Nhà máy Đường An Khê hỗ trợ đầu tư trồng theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Với những cánh đồng mía từ 10 ha trở lên, nông dân được hỗ trợ đầu tư về giống, phân bón, cày bừa… trực tiếp từ nhà máy với mức giá ưu đãi, không tính lãi và sẽ được trừ tiền khi thu hoạch. Đặc biệt, nông dân sẽ được ưu tiên trong thu hoạch cả một chu kỳ trồng mía 5 năm”-ông Nguyễn Văn Hòe-Giám đốc Nhà máy Đường An Khê cho biết.

Cùng với cả nước, Gia Lai đang triển khai mạnh mẽ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Với những hiệu quả kinh tế mang lại, cánh đồng mẫu lớn cũng được coi là một trong những nhân tố tạo “cú hích” cho các địa phương đạt được các tiêu chí chương trình xây dựng nông thôn mới đề ra.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.