Một mô hình nuôi cá Diêu Hồng thật kỳ lạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng thứ 6 ngày 13-12, theo nhiều người cả nghĩ thì không nên đi xa, vậy mà tôi cùng với ông bạn làm báo lại xách ba lô xuất hành ngược quốc lộ 25 về Phố núi. Trên đường, người, xe vẫn thế! Vậy nhưng, khi đi qua địa phận xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện thì thấy một sự lạ: Sao người ta tập trung trên bờ ao bên đường đông thế? Có cả mấy người cầm theo chài lưới. Bệnh nghề nghiệp nổi lên, anh em tôi liền dừng xe hỏi thử. Hóa ra, người ta kéo nhau ra thực địa để tổng kết mô hình nuôi cá diêu hồng.
 

Ông Nay Sớt - chủ mô hình cá điêu hồng ôm lưới trống quay về trong thất vọng. Ảnh: Đức Phương
Ông Nay Sớt - chủ mô hình cá điêu hồng ôm lưới trống quay về trong thất vọng. Ảnh: Đức Phương

Anh cán bộ khuyến nông huyện trẻ măng ra sức hò hét “qua loa” nhưng có ai mà để tâm anh nói cái gì. Hơn chục bà con nông dân đứng trên bờ chỉ chăm chú dõi theo mấy bác nông dân đang hì hục dọn chuôm và cành cây mục dưới ao để quăng chài, thả lưới. Hết mẻ lưới này đến rũ chài nọ mà chẳng thấy “bóng chim tăm cá” nơi đâu. Lòng kiên nhẫn của bà con đứng trên bờ cũng vơi dần theo sải tay rũ rượi của bác nông dân đang hì hục dưới ao kia. Rốt cục mọi người đành phải quay về trụ sở UBND xã để ngồi nghe cán bộ khuyến nông huyện đọc báo cáo tổng kết mô hình. Nghe chuyện của mình mà cứ như chuyện ở đẩu đâu?   

Gần 82 triệu đồng tổng đầu tư của dự án; trong đó, người dân đóng góp gần 32 triệu đồng, còn lại là vốn sự nghiệp phát triển nông nghiệp huyện năm 2013. Toàn là tiền (thuế) từ nhân dân mà ra cả!

Mô hình nuôi cá điêu hồng, trên 4.000 m2 mặt nước ao của 1 hộ dân, thả xuống 25.000 con cá giống. Vậy mà sau hơn 8 tháng nuôi dưỡng, giờ đến kỳ thu hoạch, trước hơn chục cặp mắt dõi theo đầy hy vọng của bà con nông dân, kể cả ống kính máy quay phim, chụp hình của cơ quan báo, đài… gương mặt của anh cán bộ khuyến nông trẻ cứ nhợt đi. Khi đứng trên bục đọc bản tổng kết mô hình, câu kết về “hiệu quả mô hình” đang bỏ lửng mà anh không cất nên lời.

Lễ tổng kết mô hình nuôi cá diêu hồng có cả người lạ và người quen. Chuyện đào ao thả cá với nông dân thì chẳng có gì là lạ. Vậy mà chuyện xảy ra sáng thứ sáu ngày 13 vừa rồi ở xã Chrôh Pơnan thấy cứ lạ thế nào?!

Đức Phương

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.