Mở thêm cánh cửa xuất khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo nhận định, năm 2022, đại dịch Covid-19 có thể còn diễn biến phức tạp, hoạt động xuất khẩu có thể tiếp tục khó khăn. 
Trong bối cảnh đó, thời gian qua, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cùng các cơ quan chức năng, thương vụ Việt Nam ở các nước… đã nhanh nhạy chuyển sang các kênh quảng bá, xúc tiến thương mại trực tuyến, khai thác triệt để các sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới để hỗ trợ xuất khẩu. Theo số liệu mới nhất từ Bộ Công thương, ước tính cả năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có thể đạt 667,5 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm 2020, xuất siêu khoảng 3 tỷ USD. Đây có thể coi là kỳ tích trong một năm đầy biến động, đại dịch bùng phát toàn cầu, đứt gãy nghiêm trọng chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nặng nề tới tất cả các doanh nghiệp.
Thực tiễn cũng cho thấy lợi ích và tiềm năng của TMĐT nói chung, TMĐT xuyên biên giới là rất lớn. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2021, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam đã đạt 17 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 46% và dự báo sẽ đạt 29 tỷ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng 34%, cao hơn các ngành khác như vận tải, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và thực phẩm. Còn theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek và Bain&Company, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và đứng vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.
Trong bối cảnh dịch bệnh, thị trường TMĐT càng trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang là phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam cũng dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang mua hàng online, không chỉ ở thị trường nội địa mà tại các thị trường quốc tế, trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”. Vì vậy, TMĐT xuyên biên giới đang nhanh chóng trở thành nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu, trở thành trào lưu ở các nước phát triển TMĐT như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... Theo Bộ Công thương, tốc độ ứng dụng TMĐT của Trung Quốc đã tăng theo cấp số nhân trong thập niên qua. Trong năm 2020, Trung Quốc xuất khẩu qua TMĐT tăng hơn 40% lên 1.120 tỷ NDT, nhập khẩu hàng hóa từ thị trường nước ngoài qua TMĐT đạt 570 tỷ NDT, tăng trưởng 16,5%. Tại thị trường EU, doanh số TMĐT xuyên biên giới của 16 nước năm 2020 đạt 146 tỷ EUR, chiếm 25,5% doanh số TMĐT của cả châu Âu. 
Tại Việt Nam, bên cạnh khai thác các sàn TMĐT xuyên biên giới quy mô lớn và nổi tiếng như Amazon.com, Ebay.com (Mỹ), Lazada.com (Đức)… trong năm 2021, có thêm 2 sàn TMĐT quy mô nhất, nhì Trung Quốc là Alibaba.com và JD.com được Bộ Công thương kết nối vào thị trường Việt Nam để hỗ trợ các doanh nghiệp đưa hàng tới người tiêu dùng thế giới hoặc qua các sàn để quảng bá, tiếp cận đối tác nhập khẩu. Bộ Công thương cũng vừa mở “Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên sàn JD.com. Không chỉ phụ thuộc các sàn TMĐT nước ngoài, sự kiện đáng chú ý là tháng 6-2021, lần đầu tiên nông sản Việt Nam đã xuất khẩu sang EU bằng chính nền tảng TMĐT Việt Nam khi Cục TMĐT và Kinh tế số hợp tác với Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post), sàn TMĐT Voso xuất khẩu thí điểm 3 tấn vải thiều Bắc Giang sang Đức thành công.   
Có thể khẳng định, kênh TMĐT xuyên biên giới đang mở ra cánh cửa lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có cơ hội xuất khẩu hàng hóa, đưa thương hiệu Việt đến người tiêu dùng quốc tế, giảm được rất nhiều chi phí mà nếu xúc tiến theo cách truyền thống như tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị quốc tế… thì không kham nổi (ngay cả trong điều kiện không có dịch bệnh). Các hiệp định thương mại được ký kết với Liên minh châu Âu (EVFTA), Vương quốc Anh (UKVFTA), khu vực ASEAN và các đối tác (RCEP), nhất là Hiệp định TMĐT ASEAN vừa có hiệu lực từ ngày 2-12 càng mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số để “xuất khẩu trực tuyến”, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Để không tụt hậu so với thế giới, ngay từ bây giờ, Việt Nam tập trung cho TMĐT xuyên biên giới để hỗ trợ xuất khẩu là xu hướng tất yếu mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc. Cùng với sự hỗ trợ về chính sách của Nhà nước, điều quan trọng là chính các doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt cơ hội này để chuyển đổi, khai thác triệt để lợi thế của TMĐT xuyên biên giới vào quảng bá, xúc tiến thị trường, tìm kiếm đối tác xuất khẩu. 
VĂN PHÚC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy

Lý do chia tách địa giới hành chính trước đây thường xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ hành chính, chủ yếu vì diện tích rộng, khoảng cách từ nhà dân đến nơi cung cấp dịch vụ công như công sở, bệnh viện, trường học quá xa.