Mẹ đi học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở các bản làng hẻo lánh miền tây Quảng Trị, có những bà mẹ Vân Kiều suốt đời quăng quật trên nương rẫy từng ngỡ rằng cho đến lúc về với đất vẫn mù chữ. Mà đâu ngờ đến một ngày họ có thể viết được tên mình...
 
Suốt 4 tháng qua, lớp học xóa mù ở bản Mới vẫn luôn sáng đèn hằng đêm. Ảnh: Nguyễn Phúc
“Bình dân học vụ” phiên bản mới
Bản Mới (xã Hướng Linh, H.Hướng Hóa, Quảng Trị) một ngày đầu tháng 11 rét mướt. Nơi đây vốn nổi tiếng là thung lũng gió ở Quảng Trị. Gió nhiều đến nỗi, người ta đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng để những cột điện gió mọc lên, lấy điện tỏa đi khắp nơi, kẻo phí của trời. Dưới những cột điện gió khổng lồ ấy, vẫn là nóc nhà sàn dung dị. Và ở đó, có những người mẹ chưa biết chữ.
Người muốn thêm cái hậu cho câu chuyện buồn đó, không ai khác ngoài giáo viên cắm bản. Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy điểm trường ở bản Mới (thuộc Trường tiểu học và THCS Hướng Linh) đêm hôm đó vẫn sáng đèn ở một lớp học. Hỏi mới hay, lớp học mở cửa hơn 4 tháng nay, đón những người mẹ Vân Kiều mù chữ cuối cùng ở bản.
Thầy Lê Minh Quốc, hiệu trưởng kiêm luôn nhiệm vụ “gác cổng” cho lớp, bảo rằng để có những đêm sáng đèn là nỗ lực lớn của nhiều thầy cô. Có 6 thầy cô giáo đã “hy sinh” kỳ nghỉ hè vừa rồi, lặn lội vào tận nóc vận động các mẹ Vân Kiều đến lớp. “Dỗ bọn trẻ đi học khó, dỗ các mẹ còn khó gấp bội phần. Người đã lớn tuổi, người vẫn là lao động chính, họ cần miếng ăn nhiều hơn cái chữ. Hơn nữa, mấy chục năm không biết chữ, mặc cảm tự ti trong các mẹ lớn như tảng đá. Nhưng chúng tôi xác định, dẫu có 2 - 3 mẹ cũng phải mở lớp”, thầy Quốc kể.
 
Pỉ Hoa nhờ cháu nhỏ phụ đạo thêm việc đọc bài ở nhà. Ảnh: Nguyễn Phúc
Trầy trật vào ra, “phỉnh phờ” ngon ngọt đủ kiểu, 6 thầy cô tình nguyện cũng lập được 3 điểm xóa mù ở 3 bản xa trung tâm là bản Cóc, bản Mới, bản Miệt Cũ. “Học trò” đếm kỹ được 37 người. Nhưng nỗi khổ vẫn chưa dứt. “Lúc đến nhà năn nỉ, nhiều mẹ gật đầu, nhưng hôm mở lớp thì… chẳng thấy đâu. Có mẹ đi học được 2 - 3 hôm bỗng biệt tăm. Lại phải đi vận động. Có lúc gần đến giờ học lại nổ xe máy “bắt cóc” chở các mẹ lên lớp”, thầy giáo Nguyễn Quang Hùng kể. Anh Hùng có thâm niên gần chục năm dạy học ở Hướng Linh và đang là người đứng lớp xóa mù.
Rồi những lớp học cũng đỏ đèn, đều đặn thứ hai đến thứ bảy, từ 17 - 20 giờ. Hình ảnh những mẹ Vân Kiều đêm đêm cắp sách đến trường không còn xa lạ, thậm chí gợi nhớ thời “bình dân học vụ” của mấy chục năm trước. Một phiên bản của thời hiện đại. Từng đêm, tiếng gõ thước của thầy giáo, tiếng ê a đánh vần của các mẹ như rộn cả một góc bản vùng cao.
Những vần thơ trong bài vỡ lòng của học sinh lớp 1, vang lên từ miệng hai bà cháu còn hơn cả một bài thơ. Đó như nhạc khúc tươi vui của người mẹ Vân Kiều khát khao con chữ...
Đi học đã khó, dạy học còn khó hơn. Cô giáo Mai Lê Huyền, 27 tuổi, “kể khổ” rằng các mẹ già rồi, tay cứng như nhánh cây rừng, phải cầm tay từng người đồ từng nét chữ. Đánh vần cho các mẹ còn khổ hơn đánh vật. Đọc dãy số cũng vậy, cả trăm lần vẫn chưa thuộc hết từ 1 đến 10. “Kèm cho các mẹ Vân Kiều học là công việc… không dành cho người thiếu kiên nhẫn”, cô Huyền đúc kết.
Mà nào có ai “kỳ vọng” gì quá cao xa, chỉ mong các mẹ được phổ cập giáo dục xóa mù mức độ 1, tương đương trình độ lớp 3, có thể đọc, viết. Vậy nên, khi có đoàn công tác của Bộ GD-ĐT vào tận nơi kiểm tra hồi tháng 9 vừa rồi, các thầy cô thở phào nhẹ nhõm khi các mẹ viết được tên mình và đọc to lên.
Thấp thoáng giấc mơ biết chữ
 
Kèm cho các mẹ Vân Kiều học là công việc… không dành cho người thiếu kiên nhẫn. Ảnh: Nguyễn Phúc
Bà Pỉ Hoa, 67 tuổi, học viên già nhất của lớp xóa mù ở bản Mới nhưng hầu như chưa nghỉ ngày học nào. Người phụ nữ có 7 con và 15 cháu này mù chữ vì nghèo, 18 tuổi đã lấy chồng. Mấy chục năm sau đó là quãng đời du canh du cư, “đốt” thanh xuân và cả tuổi trung niên trên nương rẫy để kiếm cái ăn. “Mỗi lần về xuôi, tìm đường hết sức khổ vì không đọc nổi bảng tên đường. Có hôm đói bụng, đứng trước quán mà không dám vào vì không biết chữ ghi trên bảng hiệu đó có phải là quán cơm không”, bà Pỉ Hoa kể lại những chuyện cười ra nước mắt.
Nhưng giờ Pỉ Hoa đã rất khác. Bà trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ, cổ vũ những người khác đến lớp chuyên cần hơn. Cả lũ con nít đang ở tuổi đến trường cũng noi gương bà mẹ 67 tuổi này. Giáo viên đứng lớp như thầy Hùng cũng “cảm ơn ngược” bà.
Học ở lớp chưa đủ, về nhà Pỉ Hoa còn nhờ các cháu phụ đạo thêm. Đến nhà Pỉ Hoa, thấy hai bà cháu học bài, đứa trẻ đọc một hàng, Pỉ Hoa cũng bập bẹ đọc theo. Nhiều chữ đọc sai bị đứa cháu nhỏ không hài lòng, Pỉ Hoa vẫn nhẫn nại đọc lại cho đúng. Những vần thơ trong bài vỡ lòng của học sinh lớp 1, vang lên từ miệng hai bà cháu còn hơn cả một bài thơ. Đó như nhạc khúc tươi vui của người mẹ Vân Kiều khát khao con chữ…
 
Pỉ Lan ngồi học bài trên sàn nhà, hình ảnh quá “lạ lẫm” với một phụ nữ Vân Kiều. Ảnh: Nguyễn Phúc
Trẻ tuổi hơn, nên Pỉ Lan (45 tuổi, trú bản Mới) có suy nghĩ khác. “Có tuổi rồi, sao chị lại thích đi học?”, tôi hỏi Pỉ Lan. Chị cười: “Học để còn biết chữ mà dạy con, cháu về sau!”. Nói rồi, chị ngồi xuống nhà sàn, bên bếp lửa nồng đượm, toát mồ hôi hí hoáy hoàn thành nốt bài tập để tối còn lên lớp cho thầy kiểm tra. Đôi tay đen đúa vẫn còn dính bùn đất sau buổi đi rẫy đang đè những nét bút nặng nề lên trang vở trắng. Tôi nhìn thấy sau nét bút ấy là cả giấc mơ dài thấp thoáng, giấc mơ “biết mặt chữ”.
Lớp xóa mù ở bản Mới có học viên nam duy nhất, anh Hồ Văn Phương (37 tuổi). Vợ anh đã bị “con ma rừng” nào đó bắt, lúc điên lúc tỉnh. Anh muốn đi học để biết chữ, rồi tự tin đưa vợ về xuôi chạy chữa… “Đó là một trong những học sinh chuyên cần và sáng dạ nhất của tôi. Tiếc rằng, mấy ngày nay, anh vắng học vì vợ lại nổi cơn khùng điên”, giọng thầy Hùng chùng xuống.
***
Vắng anh Phương, nhưng lớp xóa mù ở bản Mới vẫn mở. Các mẹ vẫn dỏng tai nghe thầy Hùng, cô Huyền giảng bài.
20 giờ, tiết học kết thúc, Pỉ Lan vội vã gấp tập vở rồi nói với thầy giáo, gọn lỏn: “Thầy ơi, về hè!”. Thầy Hùng vội khoác áo ấm, ra xe nổ máy, đưa nữ học trò lớn tuổi hướng về nhà của bà. Nhiều giáo viên không đứng lớp cũng đang chờ sẵn để chở “học trò” về. Ban đêm, ngả đường vùng cao đen như hũ nút, chỉ còn thấy vệt sáng nhỏ từ đèn xe máy rọi về phía trước loang loáng. Vệt sáng ấy như bừng lên trên cung đường dẫn các bà mẹ Vân Kiều nhẫn nại tìm con chữ. Cứ đi, rồi sẽ đến…
Nguyễn Phúc (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.