Mất hơn 45 ngày mới phát điện trở lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi sự cố hàng trăm ngàn mét khối đất đá do sạt lở núi vì mưa lũ đổ dồn xuống Nhà máy Thủy  điện An Khê, ngày 20-11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả. Dự kiến phải sau 45 ngày sau khi xảy ra sự cố, Nhà máy Thủy  điện An Khê mới hoạt động trở lại.
 

Công nhân Công ty Thủy điện Ia Ly đang khắc phục sự cố 2 tổ máy của thủy điện An Khê-Ka Nak. Ảnh: Huỳnh Kiên
Công nhân Công ty Thủy điện Ia Ly đang khắc phục sự cố 2 tổ máy của thủy điện An Khê-Ka Nak. Ảnh: Huỳnh Kiên

Mưa lớn trong đêm 14 và rạng sáng 15-11, ở khu vực Nhà máy Thủy điện An Khê thuộc vùng núi giáp ranh 2 thị xã An Khê-Gia Lai và huyện Tây Sơn-Bình Định đến trưa 15-11 nhiều vạt núi bị lở, gây ra trận lũ kinh hoàng. Nhà máy Thủy điện An Khê gồm 2 tổ máy công suất mỗi tổ 80 MW, nằm tại địa bàn xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách chân  núi khoảng 1 km.

Đến khoảng 11 giờ ngày 15-11 nước phá vỡ các kè chắn phía sau nhà máy, bờ đất ngăn cách giữa suối Đá, phía sau tràn vào nhà máy. Kênh xả Nhà máy Thủy điện An Khê bị vùi lấp trong lũ, hệ thống tiêu năng  được đúc bằng bê tông cũng bị lũ kèm đất đá tràn qua và làm vỡ . Toàn bộ đất cát, sỏi đá theo lũ đổ tràn về gian đặt máy, trạm phân phối điện, trạm biến áp… chặn toàn bộ nước từ tuốc bin nhà máy thoát ra sông Kôn. Các công trình phụ trợ như trạm thu gom nước, nhà máy lọc nước, trạm phân phối điện cũng ngập chìm trong cát. Nhiều hạng mục công trình bị đất cát vùi lấp, có nơi cát, đá vùi cao tới 2-3 mét.

Trước khi nước và đất cát tràn vào nhà máy, các tổ máy vẫn hoạt động bình thường tuy nhiên, khi nhận thấy nước lũ tràn về đột ngột, những nhân viên vận hành đã kịp thời xin ý kiến lãnh đạo cho dừng hoạt động cả 2 tổ máy. Các nhân viên ở đây đã được sơ tán kịp thời, an toàn về người.

Nhà máy Thủy điện An Khê lấy nước từ kênh dẫn của đập An Khê trên sông Ba, lưu lượng bình thường chỉ 50 m3/s, nhà máy đặt khá xa đập chính. Vì thế lũ đổ về nhà máy không phải nước từ sông Ba mà là lưu vực thượng nguồn sông Kôn, phía sau lưng nhà máy.

Cho đến nay, công tác khắc phục sự cố đang khẩn trương thực hiện. Tuy nhiên do lũ tràn về kèm theo hàng trăm ngàn mét khối đất đá, cát chôn vùi từ kênh xả lũ, các gian đặt máy… vì thế công tác khắc phục sự cố cần cẩn trọng và kéo dài. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giao cho Hội đồng khắc phục sự cố gồm 12 thành viên, trong đó ông Tạ Văn Luận-Giám đốc Công ty Thủy điện Ia Ly được giao nhiệm vụ làm đầu mối triển khai chi tiết kế hoạch tháo, duy tu, lắp đặt, thay thế thiết bị đến khi 2 tổ máy vận hành an toàn, tin cậy trở lại. Lãnh đạo Công ty Thủy điện Ia Ly có trách nhiệm đôn đốc và giám sát toàn bộ quá trình thực hiện tháo lắp, thay thế thiết bị đảm bảo chất lượng và tiến độ.

Hiện nay, hơn 30 công nhân kỹ thuật của Công ty Thủy điện Ia Ly cùng hàng trăm công nhân khác đang ngày đêm thực hiện việc thu dọn bùn đất, cát đá, tháo toàn bộ 2 tổ máy thủy điện An Khê, thay thế các bộ phận hự hỏng, lau chùi, sấy khô từng con chíp một sau đó lắp lại toàn bộ 2 tổ máy để vận hành trở lại. Theo một người có trách nhiệm thi công ở đây, việc này phải mất ít nhất 45 ngày mới xong tổ máy 1, sau đó tiếp tục sửa chữa khắc phục tổ máy 2.

Tính toán sơ bộ thiệt hại của sự cố này cho EVN lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Huỳnh Kiên

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.