Lộc biển cuối năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tết Giáp Ngọ đã cận kề, mùa biển cũng sắp kết thúc. Ngư dân nghèo Quảng Ngãi đang lo ngại sẽ đón cái Tết ảm đạm. Nhưng, những ngày này,  vùng lộng Quảng Ngãi "bổng dưng" đầy cá. Tàu thuyền về bến nặng khẳm khoang. Nhiều ngư dân ví von, đó là món quà mà biển mẹ ban tặng cho dân nghèo nơi đây đón Tết.

"Lộc" cuối năm

Sáng sớm của ngày giữa tháng Chạp, bến cảng Sa Huỳnh huyện cực Nam Đức Phổ của tỉnh Quảng Ngãi luôn nhộn nhịp. Người khuân, người cân cá đưa lên xe tải, xe ba gác chở đi khắp nơi. Không khí làm việc tất bật, khẩn trương, tiếng máy nổ của tàu, của xe máy, tiếng í ới của bà con làm nóng cả làng chài. Tàu của lão ngư Châu Ngọc Thạch mang biển số QNg 44897 TS ở thôn Thạnh Đức 1, vừa cập bến. Lập tức các thuyền viên vội vàng giở tấm bạc, chuẩn bị khay, thau, rổ để hốt cá. Cả tấn cá cơm còn tươi nguyên, nằm óng ánh trong nắng sớm, chen chúc trên tấm bạc. Trên bờ nhốn nháo. Các thuyền viên vội vàng hốt, người chuyền tay nhau đưa từng khay cá lên bến.

 

Cá về đầy khoang. Ảnh: Trường An
Cá về đầy khoang. Ảnh: Trường An

Ông Thạch bảo: "Chuyến biển này chỉ đánh bắt được 1,5 tấn cá cơm. Mỗi bạn thuyền cũng kiếm được 2,5 triệu đồng. Như vậy cũng vẫn ít hơn các phiên biển trước, ít hơn các tàu của ông Võ Tấn Ngưỡng, Võ Thư, Bùi Kiệm... Hơn hai tuần nay biển có cá nên có phiên biển, các tàu đánh bắt được 5-7 tấn. Mỗi bạn thuyền chia nhau cũng được 10-12 triệu đồng/chuyến/ngày".

Mùa biển năm qua, các tàu công suất nhỏ đánh bắt vùng bờ, vùng lộng không có cá. Những ngày cuối năm, không khí lạnh cứ tăng cường liên tục, cộng những đợt gió chướng thổi từ biển khơi vào người lạnh buốt. Nhưng áp lực cuộc sống hàng ngày, chi tiêu Tết đến, từ 2-3 giờ sáng, ngư dân phải dong thuyền ra khơi. Nhiều ngư dân cho rằng, có hôm tàu ra đến khoảng 15 hải lý, mà bóng tối vẫn trùm trên biển. Gió thổi hun hút. Nhưng, anh em ai cũng trong tư thế sẵn sàng. Trong buồn lái, thuyền trưởng luôn đảo mắt theo dõi màn hình định vị. Màu đỏ nhạt, đậm cứ xuất hiện liên tục. Anh, em vui mừng, biết rằng biển đã có cá. Lúc này, công việc của thuyền trưởng thật nặng nề, phải đoán định hướng đàn cá bơi mà quyết định quăng lưới...

"Khi nghe một tiếng thét giữa đêm: "bổ"!. Lập tức, 10 thuyền viên với đôi tay lia lịa quăng lưới. 5 phút, 10 phút, 30 phút sau, giàn lưới đã "túm" gọn mẻ cá. Anh, em hè hụi đưa lên khoang thuyền. Tay kéo nặng nên ai cũng biết rằng đã trúng mẻ cá đậm. Lập tức tàu quay mũi về bến, bán được 3 tấn cá. Mỗi thuyền viên chia nhau được 13 triệu đồng. Đó là mẻ cá quyết định để các anh em tiếp tục ra khơi trong những ngày cuối năm, thời tiết lạnh như băng này" - ông Châu Ngọc Thạch kể lại.

Phía bờ nhộn nhịp...

 

Làng chài Sa Huỳnh nhộn nhịp cuối năm. Ảnh: Trường An
Làng chài Sa Huỳnh nhộn nhịp cuối năm. Ảnh: Trường An

Ở phía bờ, các làng cá đã xôn xao trở lại, sau những tháng dài đìu hiu. Các lò hấp, sấy, các giàn phơi đã được trưng dụng. Những người phụ nữ thay vì ngồi xếp hàng ở một góc làng chài nhìn ra biển thì nay luôn tay phân loại cá, bưng, cân, chất, cột lên xe, hoặc quãy đi bán. Chị Nguyễn Thị Vân-thôn Thạch Bi, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) nói vội vàng: "Các ổng đi thì mình cũng đi... nên mấy ngày này xuống biển, ra cảng không còn giờ giấc nữa. Có tàu đi 2-3 giờ sáng, có tàu đi 9-10 giờ. Bởi, sau khi chuyển cá lên bờ là đi ngay nên chuyện vào ra bến như giã gạo...". Nói rồi, chị Vân bưng rổ đặt trên cân lia lịa. Cứ mỗi "cẩu" 3 kg. Thoáng chốc chị đã cân được 50 "cẩu" đầy. Chị cột lên xe, chở đi ngay trong nắng sớm.

Ở một góc khác, từng nhóm phụ nữ tụm năm, tụm bảy, ngã giá... Khi có chiếc tàu cập bến, nhóm thì nhôn nhao cầm rổ, cầm cân, chân mang giày nhựa nhào về mé cảng. Bà Nguyễn Thị Ba, cho biết: "Phải tranh thủ, chứ người đông...!". Chuyện tranh thủ của bà không phải tranh giành mua cá như các chị khác mà tranh thủ chuyển cá từ khoang tàu xuống bến để kiếm tiền công. "Hôm nào khỏe, làm với mấy anh em thì cũng khuân được cá ở 2 tàu lên bờ, kiếm cũng được hơn 200.000 đồng. Hôm nào mệt thì kiếm được 100.000 đồng"- chị Linh cùng nhóm với chị Ba nói chen vào.  

Cuối năm, không khí lạnh tăng cường nhưng, mặt trời cũng đã hửng nắng. Sau khi mua cá cơm, các chị đã tranh thủ phơi khô một nắng là bán cho đám thợ đóng mới sửa chữa tàu thuyền, hay các dịch vụ hậu cần nghề cá... Bà Lê Thị Bông, cho rằng: "Cửa biển bồi, nên các tàu công suất lớn đi đánh bắt ở vùng biển xa rồi trở về các cảng ngoài tỉnh neo đậu. Tàu công suất nhỏ đánh bắt phía bờ thì mấy tháng trước không có cá, nên chị em thất nghiệp dài. Nhu cầu tiêu thụ các loại cá cơm khô, mực nhỏ rẻ tiền cũng tăng cao, nên giờ bến có cá nên ai cũng tranh thủ làm để bán".

Cứ thế, hơn hai tuần qua, ở làng chài Sa Huỳnh đàn ông đi biển, đàn bà ở phía bờ đi tiêu thụ cá. Ngày nắng thì họ mua đem phơi, ngày mưa thì bán ở các chợ hoặc muối mắm... Nhìn cảnh nhộn nhịp, tất bật của bà con, chúng tôi hiểu, "biển mẹ" đã ban tặng cho ngư dân nghèo nơi đây món quà để đón Tết.

Trường An

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

(GLO)- Phát huy lợi thế là trung tâm vùng kinh tế phía Đông Nam tỉnh, sau hơn 11 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng của người dân, thị xã Ayun Pa đã từng bước khai thác tiềm năng và nội lực, đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

(GLO)- Năm 2018, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả các mặt hàng nông sản giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Ia Grai. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, sự điều hành của UBND huyện, kinh tế-xã hội huyện vẫn tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả tích cực.
Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

(GLO)- Sau 30 năm thành lập, huyện Kông Chro đã có sự phát triển mạnh mẽ, đầy hứa hẹn. Bộ mặt đô thị và nông thôn đang đổi mới từng ngày, đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện từng bước được cải thiện và nâng cao.
Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

(GLO)- Sau 15 năm thành lập, kinh tế-xã hội của huyện Đak Pơ có bước phát triển vượt bậc. Đời sống người dân ngày một cải thiện. Có được kết quả này là nhờ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã tạo động lực giúp vùng đất thuần nông Đak Pơ phát triển mạnh mẽ.
Đất nước của những triệu phú

Đất nước của những triệu phú

(GLO)- Công quốc Monaco nằm ở một eo biển nhỏ phía Nam nước Pháp, bên bờ biển Côte dAzur, nước Pháp bao quanh 3 mặt, mặt còn lại giáp biển Địa Trung Hải. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 2,02 km2, Monaco là quốc gia nhỏ thứ 2 thế giới (chỉ sau Vatican), dân số 38.000 người-nằm trong top 10 quốc gia có dân số ít nhất thế giới. Tuy nhỏ về diện tích và ít về dân số nhưng quốc gia này có đến 1/3 dân số là triệu phú và rất nhiều tỷ phú, không có người nghèo, được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia có tỷ lệ triệu phú cao nhất thế giới. Do vậy, Monaco được mệnh danh là đất nước của những triệu phú đô la.
Xã luận: Xuân khát vọng

Xã luận: Xuân khát vọng

(GLO)- Chúng ta quyến luyến chia tay năm Mậu Tuất, bước sang Xuân mới Kỷ Hợi 2019. Với Gia Lai, năm Mậu Tuất 2018 ghi dấu ấn đặc biệt trên nhiều lĩnh vực, thể hiện rõ quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, khát vọng vươn lên chinh phục những tầm cao mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Những ngày ở Nhật

Những ngày ở Nhật

(GLO)- Trong tâm thức của người Việt hàng thế kỷ nay, Nhật là dân tộc có nhiều điều đáng học. Tư tưởng duy tân từ cụ Phan Chu Trinh và kế tiếp là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu in đậm sử sách, ăn sâu tư duy thế hệ chúng tôi. Vì vậy, được đến nước Nhật, tận thấy cuộc sống của người Nhật từ lâu là ước muốn của nhiều người.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

(GLO)- Năm qua, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã liên tục đi kiểm tra, thị sát cơ sở, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình, giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ. Qua đó đã tăng cường sức mạnh đoàn kết, đẩy nhanh phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.
Xuân về trên núi

Xuân về trên núi

(GLO)- Ở xứ cao nguyên này, mưa thì dằng dặc, triền miên, nắng thì hoang hoải, kiệt cùng. Những khoảnh khắc xuân-hạ-thu-đông dường như chỉ đỏng đảnh ghé qua chớp nhoáng trong một thời khắc nào đó, mà nếu hững hờ, sẽ khó lòng mà nhận ra.
Thưởng trà và sống chậm

Thưởng trà và sống chậm

(GLO)- Yêu thích nghệ thuật trà đạo và triết lý Phật giáo, anh Võ Thanh Hưng đã quyết tâm xây dựng một không gian thưởng thức trà đúng chất xưa. Nét xưa ấy thể hiện ngay từ cái tên Hồn Gỗ của quán cho đến cách mà anh ngồi đối ẩm cùng những người trót mê đắm hậu vị ngọt mát của các loại trà Việt.
Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

(GLO)- Năm 2018, Gia Lai tiếp tục là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Minh chứng là qua 2 lần tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với TP. Hồ Chí Minh, kết quả đạt được đều rất khả quan với nhiều dự án đã được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư.
Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

(GLO)- Bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, huyện Chư Sê đã tập trung mọi nguồn lực để quy hoạch, chỉnh trang đô thị, tu sửa, nâng cấp hệ thống đường giao thông, vỉa hè… nhằm hướng tới mục tiêu trở thành thị xã trước năm 2020.
Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

(GLO)- Năm 2017, huyện Chư Pưh đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, giá trị tăng trưởng kinh tế ước đạt 10,05%. Trong đó, nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,6%, công nghiệp-xây dựng tăng 12,92%, dịch vụ tăng 13,96%; thu nhập bình quân đầu người đạt 39,31 triệu đồng/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn hơn 282 tỷ đồng, đạt 104,28% kế hoạch. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 23.585,7 ha, đạt 101,31% kế hoạch.
Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

(GLO)- Tăng cường hoạt động phòng-chống dịch, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục để người dân chủ động giám sát dịch tễ; triển khai có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu y tế-dân số, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở; phát triển và mở rộng dịch vụ, kỹ thuật y tế tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng...
Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

(GLO)- Ngày trước, khi nói về Bộ đội Biên phòng, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh chú chiến mã phi nước đại trên đỉnh núi cao xa. Tuy nhiên, lính Biên phòng không chỉ có ngựa mà còn sở hữu một lực lượng rất đặc biệt, đó là những chú chó nghiệp vụ cực kỳ nhanh nhạy, thông minh. Những ngày đầu Xuân Mậu Tuất, chúng tôi có dịp lên xã Ia Mơr (huyện Chư Prông) thăm Cụm Cơ động Chó nghiệp vụ 3-Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ trên toàn tuyến biên giới các tỉnh Tây Nguyên.