Lơ Pang hôm nay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Con đường từ thị trấn Kon Dơng vào đến trung tâm xã Lơ Pang (huyện Mang Yang) khoảng 15 km nay đã được phủ bằng nhựa đường phẳng lì, xe chạy bon bon không phải lầy lội vào mùa mưa và gió bụi vào mùa nắng như trước đây nữa.
 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Yang-Phạm Ngọc Cơ nói với chúng tôi rằng: Ngày xưa, đường đi cách trở, lại thêm đói nghèo đeo bám nên Lơ Pang có nhiều chuyện lạ, như chuyện bùa ngải, chuyện cây sanh trăm tuổi, chuyện cái bụng đói đến trường... một phần do người ta thêu dệt, một phần do báo chí viết nhiều thành nổi tiếng.

Ngày nay, người ta biết đến Lơ Pang như một vùng đất mới. Đó là vùng đất đã xóa được đói, giảm được nghèo. Ở đây có trên 70% dân số là dân tộc Bahnar, sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, nhà nào cũng trồng cây bời lời, mì, tiêu và cà phê hàng năm cho thu nhập hàng triệu đồng thay vì độc canh cây lúa cạn chỉ đủ ăn đến mùa giáp hạt. Điều đáng nói là hộ nào cũng biết ủ phân chuồng để bón cho cây trồng và tưới bằng hệ thống nước tự chảy để tiết kiệm nhiên liệu và công sức. Đây là việc làm mà năm bảy năm trước rất lạ lẫm đối với người dân sống ở đây.

Đưa chúng tôi đi xem một số giếng nước tự chảy và một số hộ làm tốt việc kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt tại làng Hlim, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện giải thích: Có được kết quả như hôm nay, ngoài việc đầu tư của Nhà nước bằng các chương trình mục tiêu quốc gia như điện, đường, trường, trạm… phải kể đến vai trò của dự án JICA (Nhật Bản). Chuyên gia của dự án JICA đã lặn lội đến tận nhà từng người dân để trao đổi, tìm hiểu đời sống, sinh hoạt và giúp họ nâng cao năng lực canh tác để tự cải thiện đời sống. Những việc dự án JICA đã làm, như xây dựng hệ thống nước sạch, làm chuồng nuôi trâu bò, cách ủ phân chuồng, cách nuôi gia cầm… Những việc đó tuy không lớn nhưng có ý nghĩa cải thiện đời sống người dân một cách thiết thực và mở ra cho chính quyền và các đoàn thể tại đây nếp nghĩ và cách làm khác trước. Anh Phạm Ngọc Cơ nói: “Cách làm của dự án JICA mà chúng ta có thể học tập được, là không áp dụng một cách máy móc cách làm ở làng này vào làng khác mà căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của mỗi nơi để chọn kiểu làm sao cho thích hợp và hiệu quả. Chẳng hạn, nơi có điều kiện phát triển chăn nuôi thì chỉ cho họ cách làm biết kết hợp giữa chăn nuôi với trồng trọt, nơi có điều kiện phát triển cây lúa nước thì bày cho họ cách trồng cây lúa nước… để từ đó họ vươn lên”.

 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Tiếp chúng tôi tại trụ sở UBND xã, Chủ tịch UBND xã Võ Minh Quang cho biết: Hiện nay, toàn xã có 929 hộ, với 4.423 nhân khẩu, trong đó có 314 hộ nghèo và cận nghèo. Tỷ lệ này nếu so với khoảng thời gian 5 năm trở lại đây là một con số rất đáng tự hào. Thành công lớn nhất trong việc phát triển kinh tế-xã hội ở Lơ Pang không chỉ là thu nhập của người dân được nâng cao, cơ sở hạ tầng khang trang, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, nhà nào cũng có hàng rào bao bọc, ăn ở ngăn nắp, hợp vệ sinh mà ý thức độc lập tự vươn lên trong cộng đồng làng thể hiện rất rõ. Họ không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước bằng các chương trình dự án như trước đây mà tự thấy trách nhiệm của mình mỗi khi chính quyền và đoàn thể quyết định một công việc nào cho thôn, làng của họ.

Cũng nhờ kinh tế phát triển nên việc học tập của con em họ được quan tâm đúng mức. Nếu như những năm trước đây có chuyện các cháu phải đi học xa, phải nhịn đói để đến trường thì nay đã chấm dứt. Công tác khám và điều trị bệnh cho người dân được duy trì thường xuyên. Chỉ riêng quý I-2014, Trạm xá xã đã tiếp nhận 726 người đến khám bệnh, trong đó 106 ca phải chuyển tuyến trên. Anh Bliêu-một nông dân ở làng Hlim nói với chúng tôi rằng, vợ chồng anh có 8 người con, đến nay đều có gia đình riêng, nhà cửa rất đàng hoàng nhưng thời nay bọn họ chỉ sinh hai con vì nhận thức được rằng đẻ nhiều chăm sóc không tốt. Ngoài nghề nông, một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số có người nhà được nhận vào làm trong nông trường đứng chân trên địa bàn, thu nhập rất ổn định.

Bí thư Huyện ủy Mang yang nhận xét: Sự cố gắng của Đảng bộ và nhân dân đã đưa Lơ Pang từ một xã khó vươn lên đạt những thành tựu như ngày hôm nay. Nhưng vấn đề làm cho Bí thư Huyện ủy trăn trở là tìm sự phát triển vững bền cho Lơ Pang trong tương lai. Muốn vậy phải đánh giá đúng những kết quả mà dự án JICA đã đem lại, tiếp tục phát triển ở mức cao hơn, nhất là năng lực quản trị của cộng đồng và từng hộ gia đình, không để dự án kết thúc mọi việc cũng đi theo. Vấn đề lâu dài là xác định cho được hướng đi đúng để đỡ tốn thời gian, tiền của và công sức của dân. Chẳng hạn, Chư Sê, Chư Pưh là vùng chuyên canh cây hồ tiêu của tỉnh nhưng hiện nay tiêu chết hàng loạt làm đau đầu cho cả nhà quản lý, nhà chuyên môn và nông dân. Điều này rất cần cho Lơ Pang tham khảo.

Chia tay với Chủ tịch UBND xã Lơ Pang Võ Minh Quang, chúng tôi mang theo trong lòng một mơ ước về Lơ Pang phát triển bền vững trong tương lai.

Bùi Duy

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.