Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 30-9 cảnh báo không được lơi lỏng việc bảo đảm phúc lợi xã hội, chăm sóc lâu dài và chế độ y tế công cộng cho người cao tuổi trong bối cảnh tình hình tài chính bất ổn hiện nay.
Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1-10, Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho biết thế giới hiện có gần 700 triệu người trên 60 tuổi và đến năm 2050 dự kiến tăng lên khoảng 2 tỷ người và chiếm 20% dân số thế giới.
Gần 2/3 số người cao tuổi sinh sống ở các nước đang phát triển, nhưng họ không nằm trong các chương trình phát triển quốc gia, khu vực và toàn cầu. Ông Ban Ki-moon kêu gọi chính phủ các nước và các cộng đồng trên thế giới tạo cơ hội hơn nữa cho người cao tuổi.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc nêu rõ: "Khi cộng đồng quốc tế chuẩn bị đánh giá sự phát triển bền vững và tìm cách thúc đẩy chương trình phát triển cho tương lai, điều quan trọng là chúng ta phải nhìn nhận người cao tuổi là lực lượng đóng góp quan trọng và mạnh mẽ cho sự phát triển và ổn định của xã hội. Do đó, các nước cần phát huy hơn nữa sức mạnh của họ".
Tổng Thư ký đánh giá cao những tiến bộ trong thập kỷ qua trong việc đề ra các kế hoạch hành động quốc gia liên quan đến người cao tuổi ở các nước trên thế giới, nhưng ông cảnh báo vẫn còn tồn tại tình trạng phân biệt đối xử và thiếu quan tâm đến người cao tuổi.
Ông Anand Grover, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền lợi sức khỏe, cho biết các quyền của người cao tuổi thường bị coi nhẹ.
Xã hội hiện đại đã đạt nhiều tiến bộ về tuổi thọ, nhưng hàng ngày nhiều triệu người cao tuổi vẫn bị định kiến và không được chăm sóc y tế đầy đủ.
Do đó, các nước phải áp dụng các chính sách để thay đổi tư tưởng đó bằng cách dành nhiều nguồn lực hơn nữa cho các chương trình chăm sóc y tế cho người cao tuổi, trong đó đặc biệt quan tâm chữa trị cho những người cao tuổi mắc bệnh kinh niên.
Các nước phải áp dụng nhiều biện pháp để bảo đảm quyền con người của người cao tuổi, trong đó có quyền về sức khỏe.
Nữ y tá chăm sóc một cụ già trên xe lăn tại nhà điều dưỡng ở Bắc Kinh ngày 8-1 |
Gần 2/3 số người cao tuổi sinh sống ở các nước đang phát triển, nhưng họ không nằm trong các chương trình phát triển quốc gia, khu vực và toàn cầu. Ông Ban Ki-moon kêu gọi chính phủ các nước và các cộng đồng trên thế giới tạo cơ hội hơn nữa cho người cao tuổi.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc nêu rõ: "Khi cộng đồng quốc tế chuẩn bị đánh giá sự phát triển bền vững và tìm cách thúc đẩy chương trình phát triển cho tương lai, điều quan trọng là chúng ta phải nhìn nhận người cao tuổi là lực lượng đóng góp quan trọng và mạnh mẽ cho sự phát triển và ổn định của xã hội. Do đó, các nước cần phát huy hơn nữa sức mạnh của họ".
Tổng Thư ký đánh giá cao những tiến bộ trong thập kỷ qua trong việc đề ra các kế hoạch hành động quốc gia liên quan đến người cao tuổi ở các nước trên thế giới, nhưng ông cảnh báo vẫn còn tồn tại tình trạng phân biệt đối xử và thiếu quan tâm đến người cao tuổi.
Ông Anand Grover, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền lợi sức khỏe, cho biết các quyền của người cao tuổi thường bị coi nhẹ.
Xã hội hiện đại đã đạt nhiều tiến bộ về tuổi thọ, nhưng hàng ngày nhiều triệu người cao tuổi vẫn bị định kiến và không được chăm sóc y tế đầy đủ.
Do đó, các nước phải áp dụng các chính sách để thay đổi tư tưởng đó bằng cách dành nhiều nguồn lực hơn nữa cho các chương trình chăm sóc y tế cho người cao tuổi, trong đó đặc biệt quan tâm chữa trị cho những người cao tuổi mắc bệnh kinh niên.
Các nước phải áp dụng nhiều biện pháp để bảo đảm quyền con người của người cao tuổi, trong đó có quyền về sức khỏe.
Theo TTXVN