Lê Tăng Định-Tỷ phú "gốc" lính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bước vào tuổi 23, ông một mình khăn gói lên Tây Nguyên lập nghiệp. 30 năm sau, khi nắm trong tay cơ ngơi lên đến hàng chục tỷ đồng, ông vẫn giữ nếp sống giản dị, chịu thương chịu khó. “Những năm tháng ở trong môi trường quân đội đã giúp tôi tôi luyện bản lĩnh và ý chí để có được ngày hôm nay”-cựu chiến binh Lê Tăng Định (tổ dân phố 5, thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa) chia sẻ.

“Lửa thử vàng…”

Sinh năm 1964 tại vùng quê nghèo Thiệu Toán (huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa), chàng trai trẻ Lê Tăng Định luôn ấp ủ suy nghĩ phải thoát ra khỏi “lũy tre làng”. Năm 1982, ông lên đường nhập ngũ. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông xách ba lô đi khắp TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đak Lak… với hy vọng tìm một nơi lập thân, lập nghiệp. Đến Gia Lai, nhìn đất đai phì nhiêu, màu mỡ, ông thấy gắn bó ngay với mảnh đất này. Ông tìm gặp lãnh đạo Công ty Cao su Mang Yang và xin vào làm việc tại đây. “Cái duyên với mảnh đất này bắt đầu từ đấy”-ông Định lật giở dòng hồi ức về quãng thời gian 1987-1988 khi đến với Tây Nguyên.

 

Cựu chiến binh Lê Tăng Định bên vườn hồ tiêu của gia đình. Ảnh: L.H
Cựu chiến binh Lê Tăng Định bên vườn hồ tiêu của gia đình. Ảnh: L.H

Ở đơn vị mới, ông Định bắt đầu với vai trò công nhân chăm sóc cao su. Sau đó, nhận thấy năng lực của chàng trai trẻ, đơn vị dần cất nhắc ông lên vị trí tổ trưởng, rồi đội trưởng sản xuất. Ông Định bồi hồi nhắc lại những gian khó một thời: “Người Bahnar bao đời chỉ trồng cây mì, cây bắp… nên không dễ để họ tiếp cận với cây cao su. Tình hình lúc ấy lại phức tạp. Có những đêm chòi canh vườn ươm chỉ vài ba người, nửa đêm FULRO đến gõ cửa yêu cầu cung cấp mắm, muối. Lương của tôi khi ấy chỉ 22 ngàn đồng và 13 kg gạo. Ngoài để ăn, một phần lương thực được cấp phải dành cho công tác dân vận. Thần kinh thì luôn căng cứng bởi áp lực công việc và thân thể gầy mòn vì vất vả, đói khổ. Vậy nhưng chưa một lần tôi nghĩ đến ý định rời xa mảnh đất này”.

Năm 1988, ông lập gia đình. Cuộc sống không hề dễ dàng khi cả hai vợ chồng đều phải tự lập từ những điều nhỏ nhất. Không cam chịu cảnh nghèo, năm 1995, ông dốc hết vốn liếng và vay mượn thêm để mua 25 ha đất, bắt đầu xây dựng cơ ngơi cho riêng mình.

Hạnh phúc là biết cho đi

Với diện tích đất mua được, ông Định đem chia cho anh em bà con 7 ha, phần mình trồng 13 ha cao su và 4 ha cà phê. Để “lấy ngắn nuôi dài”, ông trồng xen các loại cây ngắn ngày như mì, đậu... Sau gần chục năm vất vả, đến năm 2005, vườn cây cho thu hoạch, giá cả nông sản tương đối cao đã đem về cho gia đình ông hàng tỷ đồng mỗi năm. Từ lợi nhuận có được, ông Định đầu tư mặt bằng cho thuê tại thị trấn Đak Đoa và một số nơi khác. Thăm cơ ngơi của ông, tận mắt nhìn ngắm bạt ngàn cà phê, hồ tiêu, cao su xanh ngắt và nghe ông kể về hành trình lập thân, lập nghiệp, nhiều người không khỏi cảm phục và học được từ ông nhiều bài học quý.

Ông Định chia sẻ, sở dĩ ông tay trắng lập nghiệp và có được kết quả như ngày hôm nay là nhờ vào sự nhanh nhạy nắm bắt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế. “Khi trồng cao su, tôi tiếp cận với Quyết định 327 của Chính phủ về phủ xanh đất trống, đồi trọc và sau đó là nguồn vốn đa dạng hóa nông nghiệp của tỉnh. Các nguồn vốn ấy đã trở thành “đòn bẩy” giúp một người tay trắng như tôi thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch của mình”-ông tâm sự. Vài năm gần đây, khi cây cao su già cỗi và giá mủ cao su xuống thấp, ông chuyển đổi một phần diện tích sang trồng hồ tiêu. Hiện tại, ông đang có 6 ha cao su, 5.000 trụ hồ tiêu và 4 ha cà phê. Trong trang trại của mình, ông còn nuôi gà, heo địa phương, vịt trời, ngan ngỗng…

Một mình làm không hết việc, ông Định thuê 2 hộ cựu chiến binh trông nom và làm việc tại trang trại. Những ngày cao điểm, ông ưu tiên thuê mướn lao động thời vụ là cựu chiến binh tại địa phương làm việc nhằm tạo thu nhập cho họ. Đặc biệt, ông còn giúp 2 gia đình cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn ở quê nhà với mức hỗ trợ 100-200.000 đồng/gia đình/tháng. Không chỉ là tấm gương sáng về làm ăn phát triển kinh tế, ông Định còn được biết đến với vai trò là một trong những thành viên hoạt động rất tích cực của Câu lạc bộ Cựu chiến binh sản xuất-kinh doanh giỏi tỉnh.

Nói về mình, ông Định khiêm tốn: “Tôi chỉ là hạt cát nhỏ giữa biển đời mênh mông. Từ một vùng quê nghèo với 2 bàn tay trắng, sự nỗ lực của bản thân đã cho tôi cuộc sống ngày hôm nay. Nhìn lại xung quanh mình vẫn còn nhiều đồng đội rất vất vả. Vì vậy, việc tạo điều kiện hỗ trợ dựa trên tinh thần đồng chí, đồng đội cũng chính là sự tri ân với mảnh đất này”.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

(GLO)- Sáng 10-12, tại Hội trường 20-10 (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), Văn phòng Bộ Công an phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn tổ chức chương trình tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về phòng-chống mua bán người dành cho cán bộ Đoàn cơ sở.

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.