Lấy đầu đạn nằm 51 năm trong cơ thể một cựu binh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong 90 phút các bác sĩ đã phẫu thuật thành công lấy đầu viên đạn nằm 51 năm trong cơ thể của một cựu chiến binh.
Sáng 2.3, bác sĩ Phạm Thanh Phong - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ - cho biết: Trong thời gian 90 phút, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công lấy đầu viên đạn nằm 51 năm trong cơ thể của một cựu chiến binh.
Các bác sĩ của Bệnh viên Đa khoa Trung ương Cần Thơ phối hợp phẫu thuật lấy đầu viên đạn trong người cựu chiến binh. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ của Bệnh viên Đa khoa Trung ương Cần Thơ phối hợp phẫu thuật lấy đầu viên đạn trong người cựu chiến binh. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân Lê Văn Sáng (sinh năm 1949, cư trú ở xã Hỏa Tiến, TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) là một cựu chiến binh đã từng tham gia trận đánh vào năm 1969 và trúng đạn vào vùng hông lưng phải. Viên đạn nằm sâu trong vùng hông lưng.
Bệnh nhân nhập viện vào ngày 17.2.2020. Sau khi được thăm khám và kiểm tra cận lâm sàng, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh đánh giá mảnh đạn này nằm sâu trong khoang sau phúc mạc, bên phải ngang đốt sống thắt lưng L5 với kích thước 1 x 2cm, nằm sâu bên dưới khoảng 7cm.
Hình đầu đạn sau khi lấy ra khỏi cơ thể của cựu chiến binh. Ảnh: BVCC
Hình đầu đạn sau khi lấy ra khỏi cơ thể của cựu chiến binh. Ảnh: BVCC
Cuộc hội chẩn liên khoa cho thấy nhiều khó khăn khi tiến hành phẫu thuật tìm và lấy viên đạn, vì viên đạn nằm sâu trong các lớp cơ, phía sau các tạng trong ổ bụng, gần niệu quản và mạch máu lớn, lại khó định vị vì có thể di lệch khi xác định. Ngoài ra, do viên đạn đã nằm rất lâu trong cơ thể bệnh nhân nên việc dính với các cấu trúc lân cận khiến cho việc bóc tách có thể phức tạp hơn.
Cuối cùng, các bác sĩ đã thống nhất hướng điều trị tối ưu nhất, thuận lợi nhất là tiếp cận vào từ đường sau xuyên qua các lớp cơ với hệ thống ống nong ít xâm lấn. Hệ thống này có ưu điểm chỉ nong các bó cơ sang bên mà không làm tổn thương mạch máu nuôi, không làm thiếu máu nuôi khi phải giữ ở một vị trí quá lâu như các phương pháp banh vén thông thường nên tạo ra một phẫu trường sạch sẽ, trực tiếp vào ngay tổn thương đã định vị, làm giảm khả năng gây tổn thương đến các tạng và mạch máu lớn lân cận.
Bác sĩ thăm khám bệnh nhân sau phẫu thuật, dự kiến xuất viện ngày 3.3. Ảnh: BVCC
Bác sĩ thăm khám bệnh nhân sau phẫu thuật, dự kiến xuất viện ngày 3.3. Ảnh: BVCC
Ngày 26.2, êkíp phẫu thuật đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Sau khoảng 90 phút, êkíp mổ đã tiếp cận và lấy thành công đầu đạn 51 năm tuổi trong cơ thể bệnh nhân. Hiện tại bệnh nhân sinh hoạt gần như bình thường. Dự kiến bệnh nhân sẽ ra viện vào ngày 3.3. 
THÀNH NHÂN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.