Lấy danh nghĩa cải tạo ruộng để khai thác khoáng sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lấy lý do giúp người dân làng D (xã Gào, TP. Pleiku) có điều kiện canh tác lúa nước 2 vụ, đảm bảo cuộc sống lâu dài, hơn 1 năm qua, Ban Giám đốc Nhà máy Sản xuất Phân bón Hữu cơ Vi sinh thuộc Tổng Công ty 15 ngang nhiên khai thác hàng ngàn mét khối than bùn làm nguyên liệu sản xuất.

Nhà máy ngang nhiên khai thác than bùn

Sau khi bị khai thác, nhiều điểm trên cánh đồng rộng hơn 1.35ha này không được bồi lấp đất lại như mục tiêu
Sau khi bị khai thác, nhiều điểm trên cánh đồng rộng hơn 1.35ha này không được bồi lấp đất lại như mục tiêu "cải tạo đồng ruộng" ban đầu đã để lại hố, hốc lồi lõm, không thể sản xuất. Ảnh: Ngọc Linh

Đầu tháng 3-2013, Đại tá Đào Văn Dư-Giám đốc Nhà máy Chế biến Phân bón Hữu cơ Vi sinh-Chi nhánh Tổng Công ty 15 (sau đây gọi tắt là Nhà máy) trình UBND xã Gào phương án “Cải tạo đồng ruộng, tận thu than bùn sản xuất phân vi sinh” tại khu vực làng D. Trên danh nghĩa, phương án với mục đích giúp dân phát triển kinh tế song đơn vị này lại nhìn vào hướng khác. Trên thực tế, diện tích đồng ruộng tại khu vực này chỉ có khoảng 1,35 ha nhưng mỏ than bùn lại có trữ lượng lớn, rộng đến 1,1 ha (chiếm gần 81,5% diện tích).

Ngày 6-3-2013, ông Ngô Xuân Bảng-Phó Giám đốc Nhà máy cùng đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND TP. Pleiku, UBND xã Gào tiến hành kiểm tra diện tích các hộ dân làng D đề nghị cải tạo khu vực sình lầy, đất bị chua phèn. Tại buổi kiểm tra, đoàn xác định đây là mỏ than bùn có trữ lượng hơn 3.000 m3 trên diện tích 1,1 ha, lớp than bùn nơi sâu nhất khoảng 2 mét và cạn nhất 0,5 mét. Sau buổi kiểm tra, tất cả cùng thống nhất cho phép Nhà máy được cải tạo diện tích đất làm ruộng tại làng D và kể cả một số diện tích bên cạnh nếu bà con có yêu cầu.

Tuy nhiên, theo điều tra của chúng tôi, việc kiểm tra hiện trường được Ban Giám đốc Nhà máy, UBND xã Gào... tổ chức trước khi có đơn đề nghị của các hộ dân làng D một ngày! Cụ thể, ngay sau khi đoàn làm cái chuyện “đi trước tương lai” này xong, ngày hôm sau (7-3-2013), các ông Rah Mah Vêu, Rah Lan Đỏ (người dân làng D) mới có đơn xin cải tạo ruộng đồng gửi UBND xã Gào để bổ sung chứng từ hợp thức hóa. Cũng ngay trong ngày 7-3-2013, UBND xã Gào lập Tờ trình số 06/TTr-UBND gửi UBND TP. Pleiku, Phòng Tài nguyên và Môi trường xin chủ trương cho phép cải tạo đồng ruộng trên địa bàn làng D. Khi nhận được Tờ trình của UBND xã Gào, Đề xuất số 75/BC-TNMT của ông Lê Huy Quang-Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, ngày 29-3-2013 ông Trần Xuân Quang-Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku ra Công văn số 368/UBND-TNMT cho phép Nhà máy tiến hành đào, múc, san ủi mặt bằng, phủ lớp đất đỏ cải tạo 1,35 ha ruộng lúa. Công văn số 368/UBND-TNMT của UBND TP. Pleiku đã “mở cửa” cho Nhà máy ngang nhiên khai thác than bùn, gây ô nhiễm môi trường dù chưa có giấy phép theo quy định suốt từ đầu năm 2013 đến nay.

Mặc dù đặt mục tiêu mang nhiều ý nghĩa xã hội là “giúp người dân làng D có điều kiện canh tác lúa nước 2 vụ, đảm bảo cuộc sống lâu dài” nhưng trên thực tế, khi thực hiện phương án, Ban Giám đốc Nhà máy chỉ chăm chăm vào việc tận thu hàng ngàn mét khối than bùn tại khu vực đồng ruộng nơi đây. Suốt 1 năm qua, người dân khu vực này thường xuyên chứng kiến cảnh tượng đất đai bị xới tung lên, tạo thành hố sâu lỗ chỗ, nham nhở. Sau khi bị khai thác, nhiều điểm trên cánh đồng rộng hơn 1.35 ha này không được bồi lấp đất lại như mục tiêu “cải tạo đồng ruộng”.

Cơ quan chức năng vào cuộc

 

Công văn số 1243/UBND-CNXD ghi rõ những sai phạm của Ban Giám đốc Giám đốc Nhà máy Nhà máy Chế biến Phân bón Hữu cơ Vi sinh, Binh đoàn 15 cùng với tinh thần làm việc thiếu trách nhiệm của UBND TP. Pleiku.
Công văn số 1243/UBND-CNXD ghi rõ những sai phạm của Ban Giám đốc Giám đốc Nhà máy Nhà máy Chế biến Phân bón Hữu cơ Vi sinh, Binh đoàn 15 cùng với tinh thần làm việc thiếu trách nhiệm của UBND TP. Pleiku.

Cuối tháng 3-2014, hoạt động khai thác than bùn không giấy phép của Nhà máy bị cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai phát hiện. Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất với UBND tỉnh Gia Lai xử phạt doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. Ngày 2-4-2014, sau khi tiến hành kiểm tra khối lượng, nguồn gốc than bùn được vận chuyển về ngay tại Nhà máy, Sở Tài nguyên và Môi trường lập Tờ trình số 466/STNMT-TTr báo cáo UBND tỉnh Gia Lai. Ngày 14-4-2014, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Xuân Liên ký Công văn số 1243/UBND-CNXD yêu cầu: UBND TP. Pleiku kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan trong việc cho phép Nhà máy cải tạo đồng ruộng của các hộ dân tại làng D khi khu vực này có khoáng sản là than bùn nhưng không báo cáo và có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm điểm trong việc kiểm tra, đề xuất xử lý vi phạm hành chính đối với Nhà máy do không chủ động xử lý hoặc lập hoàn chỉnh hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định; việc đề xuất xử lý tang vật là than bùn chưa nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Để xử lý đúng quy định của pháp luật, sớm trả lại mặt bằng cho nhân dân sản xuất, UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Nhà máy chấm dứt ngay việc “cải tạo đồng ruộng” tại khu vực trên và phải khắc phục, hoàn trả lại mặt bằng cho người dân sản xuất...

Ngọc Linh

Có thể bạn quan tâm

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.