Làng hoa trên đất Hà thành vào Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều làng hoa cũ tại Hà Nội như Nhật Tân, Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá, Tứ Liên nay đã bị thu hẹp để nhường chỗ cho khu đô thị khiến không ít người yêu hoa Hà Nội hụt hẫng. Những làng hoa như một nét đẹp truyền thống từ bao đời nay, là một điểm vui chơi cuối tuần cũng như ngoạn cảnh mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
 

 

Làng hoa Ngọc Hà đã biến mất gần như hoàn toàn, còn làng Nhật Tân, Nghi Tàm, Quảng Bá, Tứ Liên này đã bị thu hẹp rất nhiều, hoa cũng được trồng ít. Tới làng Quảng Bá, Tứ Liên, nhà biệt thự thay thế dần vườn hoa. Riêng đào, quất vẫn còn nhưng chủ yếu lại trồng bên kia đê, phía bãi bồi sông Hồng.
 
Tuy nhiên, thay vào đó, trong bán kính khoảng 30 km xung quanh Hà Nội  vài năm trở lại đây xuất hiện khoảng 10 làng hoa mới như Kim Chung, Vân Trì, Nam Hồng, Bắc Hồng, Uy Nỗ (Đông Anh); Tây Tựu, Đại Mỗ, Minh Khai (Từ Liêm); Đông Dư, Bắc Biên, Yên Viên (Gia Lâm)...

Phong phú làng hoa Tây Tựu

 

 

Làng hoa Tây Tựu được coi là lâu năm nhất trong các làng hoa ven đô. Hình thành cách đây khoảng 10 năm, loại hoa được trồng nhiều nhất trong vùng là hoa hồng, hoa đồng tiền, loa kèn, hoa ly...
 
Hoa hồng được trồng nhiều nhất, nổi bật nhất là hồng đỏ, trắng, vàng, cùng với các loại hồng thơm, hồng tỉ muội… Hoa của làng chủ yếu được bán ngay tại chợ làng hoặc người làng mang tới chợ đầu mối tại Quảng Bá để bán.

 

 

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 km, vào dịp cuối tuần, làng hoa Tây Tựu thường rất đông khách tới tham quan, du lịch. Nổi bật nhất ở hai bên đường dẫn vào làng hoa chính là những cánh đồng cúc vàng, cúc tím rực rỡ.

Khác với nhiều làng quê ven đô, người làng Tây Tựu hầu hết sinh sống tại làng. Nhiều bạn trẻ đã chọn nghề trồng hoa ngay tại quê hương để lập nghiệp và đã thành công. Bên cạnh hoa, trong làng còn có các loại rau xanh mùa đông.

Làng hoa Mê Linh

 

 

Hà Nội mở rộng, đất Mê Linh trở thành một phần của thủ đô. Làng hoa Mê Linh vốn nổi tiếng từ khá lâu, tập trung ở các xã như Tráng Việt, Văn Khê, Mê Linh, Tiền Phong, Thanh Lâm...
 

Cũng như làng Tây Tựu, làng Mê Linh trồng đủ các loại hoa như cúc chi, cúc đại đóa, hồng đỏ, hồng trắng, thược dược, lay ơn, thạch thảo, cẩm chướng...

Đặc biệt, một vài năm trở lại đây, nhiều giống hoa hồng mới đã được trồng thí điểm tại làng hoa Mê Linh như hoa hồng Pháp, hoa hồng Hà Lan, hoa hồng Trung Quốc đã tạo nên sự phong phú các chủng loại hoa nơi đây.

 

 

Tháng Chạp đã đến, làng hoa Mê Linh hối hả vào vụ. Thấp thoáng trên những cánh đồng hoa giữa ngày đông lạnh giá, những bàn tay nhỏ nhắn của người nông dân thoăn thoắt cắt bông, nâng niu từng bó hoa cho buổi chợ sớm mai.
 
Từ đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, thẳng một chuyến xe buýt số 7 hay đi "bụi" bằng xe máy, bạn sẽ tới làng hoa Mê Linh. Hãy dành một ngày cuối tuần ghé qua làng hoa này bạn nhé để cảm nhận được mùa xuân đang đến rất gần...

Làng hoa Kim Chung (Đông Anh)

 

 

Nằm ở phía bắc sông Hồng, làng hoa Kim Chung mới được biết tới khoảng 2,3 năm nay. Trong làng chủ yếu trồng các loại hoa mẫu đơn, mẫu kẹp. Còn lại đa số là quất, đào, cây cảnh tập trung cung ứng chủ yếu cho thị trường vào dịp Tết.

Từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn có thể đi qua cầu Chương Dương, qua cầu Đuống, thẳng quốc lộ số 3 để tới xã Kim Chung (H. Đông Anh). Hoặc bạn có thể bắt xe buýt số 15, 17 đều đi tới Đông Anh, từ đây, bạn có thể đi xe ôm cách đường khoảng vài ba cây số để vào làng.

Làng hoa Nhật Tân, Tứ Liên

 

 

Nhắc tới vùng hoa Quảng Bá, Nhật Tân, Tứ Liên, nhiều người Hà Nội vẫn không quên một vùng hoa giàu truyền thống gần như ra đời đầu tiên tại đất Kinh Kỳ. Nhưng hiện nay, rất khó có thể hình dung ra được quy mô "một thời vang bóng" của nó.
 

 

Vì thế, muốn tới thăm làng hoa, điểm dễ nhận biết nhất là từ một ngõ nhỏ bên cạnh chợ hoa Quảng Bá, bạn rẽ phải, cứ đi sâu vào trong sẽ nhìn thấy làng đào, quất Nghi Tàm, Tứ Liên.
 

 

Dù không còn thể hiện rõ về một vùng trồng hoa, nhưng nhiều du khách phương xa vẫn cứ ghé qua nơi này như muốn tìm lại những ngày xưa cũ. Đào chính gốc Nhật Tân nay chẳng còn nhiều, phần vì đất ngoài đê không hợp, phần vì gốc đào cổ mai một dần.
 

 

Tới làng đào bây giờ, ta dễ dàng bắt gặp những cây đào dáng dấp sừng sững, gốc đào rừng, cành, mắt ghép từ đào Nhật Tân.
 

 

Riêng quất Tứ Liên nay chủ yếu "nhập khẩu" từ Văn Giang (Hưng Yên) lên khoảng 1-2 tháng trước Tết, phần để tăng thêm giá trị cho cây, phần để người chăm dễ bề chăm sóc.

Theo sukien

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như
Phong vị Tết cổ truyền

Phong vị Tết cổ truyền

(GLO)- Tết cổ truyền là lúc sum vầy, đoàn tụ, cũng là dịp để người dân có cơ hội thưởng thức phong vị, phong tục độc đáo trong đời sống văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là ở xã Tơ Tung (huyện Kbang)-nơi tụ cư của 13 dân tộc anh em.
Tết sum vầy!

Tết sum vầy!

(GLO)- Năm nay, thời gian nghỉ tết Đinh Dậu 2017 kéo dài 7 ngày. Nhờ làm tốt tác chăm lo Tết cho nhân dân và trực sẵn sàng chiến đấu một cách chu đáo của các ngành, các cấp nên không khí vui Tết đón xuân thật đầm ấm; tình hình an ninh ở các địa phương cơ bản được giữ vững.
Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Dân tộc ta vốn nền văn hiến đã lâu, yêu cái chữ, trọng nhân nghĩa, học hành. Trong nhà nhiều khi không có của cải đáng kể, song ở phòng khách hay nơi làm việc lại luôn thấy những bức tranh chữ, câu đối, thơ phú với vô vàn lời hay - ý đẹp.