Lâm tặc lộng hành vùng giáp ranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những cánh rừng tại khu vực giáp ranh giữa xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa) và huyện Ea Hleo (tỉnh Đak Lak) bị lâm tặc “bòn rút” đến mức có nguy cơ bị xóa sổ.

Rừng khộp bị tận thu
 
Trên đường đến bãi vàng ở núi Chư Jú, thuộc địa phận xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa)-khu vực giáp ranh với huyện Ea Hleo của tỉnh Đak Lak, chúng tôi đã đi qua khá nhiều quả đồi với những khu rừng khộp. Ở những khu rừng này, nhìn mỏi mắt cũng không thấy một cây to. Khu rừng vẫn mang dáng vẻ đặc trưng của rừng khộp Tây Nguyên, nhưng thiếu đi những bóng cây to mát rười rượi khiến chúng tôi cứ có cảm giác trống vắng như mất đi một điều gì đó. Những cây gỗ dầu, cà chít, căm xe chỉ bằng bắp tay hoặc bắp chân, cây nào to thì đường kính chỉ chừng 30-40 cm.
 

Nhiều thân gỗ xẻ vuông vắn chưa kịp vận chuyển. Ảnh: V.N
Nhiều thân gỗ xẻ vuông vắn chưa kịp vận chuyển. Ảnh: V.N

Có gặp những người dân quanh đây mới thấu hiểu nỗi buồn của khu rừng. Một cụ già chừng 70 tuổi kể: Dân làng Krái dựng nhà, dựng cửa sống gần khu rừng này đã cả trăm năm. Ngày ấy, nhà nhà sống dựa vào rừng. Lên rừng chặt đủ cây về làm nhà, săn đủ con thú, hái đủ rau rừng để làm thức ăn. Thế rồi, “lâm tặc” bỗng ở đâu kéo đến lựa những cây to nhất, đẹp nhất để đốn hạ rồi mang đi. “Ngày xưa, rừng này còn có cả gỗ trắc, gỗ dầu thì mấy thanh niên trong làng ôm cũng không xuể. Con mang, con nai, con heo rừng vẫn hay chạy về quanh làng. Nhưng giờ thì hết cả rồi…”-cụ già nói giọng đượm buồn.

Cây to nhất đã chặt, lâm tặc bắt đầu “hành quyết” những cây nhỏ hơn. Tại nhiều khoảnh rừng, các gốc cây bị đốn hạ nằm la liệt. Một số nơi lâm tặc xẻ cây thành từng khối vuông vắn chưa kịp vận chuyển vẫn để lại giữa rừng. Cứ thế, những mảnh rừng liên tục bị chặt nham nhở. Rừng bị phá, “nồi cơm” không còn, việc vận chuyển nông sản cũng gặp nhiều khó khăn, con cái không được học hành đầy đủ, người dân buôn Krái dời về làng mới gần trung tâm xã hơn. Một vài ngôi nhà của làng cũ hiện vẫn còn giữ lại và được trưng dụng làm nhà rẫy của những hộ dân trồng mì, điều, cà phê ở lại suốt cả tháng không về làng.    

Nhiều năm nay, lâm tặc bắt đầu phá rừng để làm trụ tiêu. Trong chuyến đi kéo dài một ngày, chúng tôi cũng đã gặp 3-4 chuyến xe công nông độ chế dùng tời, bánh xe lắp xích chở đầy ắp gỗ men theo con đường mòn để về Đak Lak. Theo những người dân ở khu vực này, đây là con đường mà lâm tặc ở Đak Lak mở cho xe công nông độ chế tiến sâu vào địa phận của xã Ia Rbol để tận thu gỗ về làm trụ tiêu. Trên mỗi xe công nông có khoảng 3-4 người với đầy đủ các dụng cụ sinh hoạt để sẵn sàng cho vài ngày ở lại trên rừng.

Bức xúc trước tình trạng này, một số người dân bản địa đã chặt cây chắn ngang đường để cản trở. Thậm chí, có người đã sử dụng biện pháp… rải đinh trên đường dành cho xe công nông. Nhưng tất cả vẫn chỉ là biện pháp mang tính tự phát, không mấy hiệu quả.

Cơ quan chức năng bất lực?

Trao đổi với P.V về vấn đề này, bà Phạm Thị Vân-Chủ tịch UBND xã Ia Rbol cho biết: “Đây là khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh nên có nhiều vấn đề rất phức tạp. Tình trạng xâm canh chúng tôi đã giải quyết triệt để nhưng còn việc đào vàng và phá rừng làm trụ tiêu thì vẫn rất nan giải. Thực tế thì năm nào chúng tôi cũng tổ chức 5-6 đợt truy quét nhưng đây là địa bàn xa xôi với Gia Lai mà lại rất gần với xã Ea Hleo (huyện Ea Hleo, tỉnh Đak Lak) nên khi truy quét thì họ trở về địa phương, sau đó thì tiếp tục quay lại chặt phá rừng. Mỗi đợt như vậy UBND xã phải huy động ít nhất 10 người nên rất tốn kém tiền bạc, chưa kể sau mỗi chuyến đi thì phương tiện đều bị hư hỏng nặng. Chúng tôi dự định mua hai chiếc xe chuyên đi rừng để phục vụ công tác kiểm tra trong thời gian tới”.

Bà Vân cũng cho biết thêm: “Các đối tượng này rất manh động. Có lần chúng tôi thuê một người đi thăm dò tình hình trước bị chúng phát hiện, khống chế, đòi đốt xe và bắt người đó phải ở lại làm một ngày rồi mới thả về. Có đối tượng còn mang súng tự chế, thậm chí là đặt bẫy trên đường đi”. Ngoài ra, bà Vân cũng đã xác nhận việc một số người dân bị các đối tượng này đe dọa và ép phải báo tin cho chúng nếu như có cơ quan chức năng đi truy quét.

Trong khi UBND xã Ia Rbol đang tận lực để cứu lấy những cánh rừng thì chính đơn vị đầu ngành lâm nghiệp tỏ ra khá thờ ơ. Khi chúng tôi nêu vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sơn-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thị xã Ayun Pa lại từ chối không trả lời báo chí và nói: “Muốn có thông tin gì thì qua UBND thị xã”. Sau một hồi thuyết phục, ông Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm mới cho biết: “Hạt cũng thường xuyên phối hợp với xã, Công an thị xã, Phòng Tài nguyên-Môi trường thị xã thường xuyên lên trên đó (khu vực giáp ranh-P.V) nhưng không phát hiện việc dân chặt gỗ để làm trụ tiêu”.

Thiết nghĩ, nếu các cơ quan chức năng vẫn cứ bàng quan trước tình trạng này thì ngày mà những cánh rừng này bị xóa sổ có lẽ sẽ cũng không còn xa…

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.