Làm giàu từ nuôi rắn độc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với ông Quách Văn Yết- thôn 5- xã Ia Piơr (huyện Chư Prông, Gia Lai), rắn là loài vật rất gần gũi và thân thiết cũng như giá trị kinh tế mang lại cho gia đình ông thì khó có loại vật nuôi nào sánh bằng.
Năm 2001, ông Quách Văn Yết đưa cả gia đình vào Ia Piơr để lập nghiệp với nghề buôn bán hàng ăn uống. Cuộc sống gia đình cũng chỉ đủ ăn còn chuyện làm giàu thì vẫn chưa tính tới. Tình cờ trong một lần sang thăm người anh bà con ở TP. Buôn Ma Thuột (Đak Lak ), ông thấy người anh có trang trại chuyên nuôi rắn cho thu nhập rất cao. Với tính tò mò, ông hỏi cặn kẽ những kỹ thuật chăn nuôi rắn và đặc biệt là “bí kíp” nếu bị rắn cắn thì phải xử lý như thế nào để không bị ảnh hưởng đến tính mạng. Về lại Ia Piơr, ông đọc thêm sách báo để tìm hiểu thêm kiến thức, đồng thời ra các tỉnh phía Bắc tìm hiểu thêm về nghề nuôi rắn.
Một lứa rắn con vừa ra đời. Ảnh: Nguyễn Diệp
Một lứa rắn con vừa ra đời. Ảnh: Nguyễn Diệp
Tháng 6-2009, được sự hướng dẫn của cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện về những thủ tục đăng ký vật nuôi hoang dã, ông mạnh dạn đầu tư trên 200 triệu đồng để xây dựng trang trại 100 m2  khép kín cách xa khu vực dân cư để nuôi rắn hổ mang.
Ông cho biết: Thức ăn của rắn chủ yếu là cóc, nhái… hơn nữa rắn không phải cho ăn thường xuyên hàng ngày như các con vật khác mà cứ 4-5 ngày mới cho ăn một lần. Thậm chí có thể bỏ đói một tháng nhưng rắn vẫn sống được. Từ 0,9 kg trở lên đã bắt đầu sinh sản, trong đó mùa cao điểm từ tháng 4 đến tháng 8. Mỗi con đẻ từ 17 đến 24 quả trứng. Sau đó ông tự ấp trứng bằng nhiệt điện để lấy rắn con tái nuôi lại. Nhờ đó, trang trại đã chủ động được nguồn giống tại chỗ không cần phải ra các tỉnh phía Bắc mua con giống về nuôi.
Cũng theo ông Yết, nuôi rắn không hề cạnh tranh với các loại vật nuôi khác, dễ nuôi lại ít bị bệnh tật. Nuôi rắn không khó, nhưng phải biết nó, khi rắn đau ông tự tiêm thuốc chữa bệnh, nếu rắn cắn mình thì phải có cách chữa trị hiệu quả như uống thuốc liền, cầm nơi bị rắn cắn ngâm với nước muối hòa tan trong nước sôi.
Giá rắn hổ mang trên thị trường hiện nay dao động ở mức 450.000-500.000 đồng/kg. Đặc biệt trong giai đoạn tháng 2 (Âm lịch) chúng ẩn náu rất khó tìm. Vì vậy giá trị kinh tế cao hơn những tháng khác trong năm. Vì vậy, cứ 2 tháng ông lại xuất bán một lứa  rắn khoảng 100 kg  cho thu nhập gần 60 triệu đồng. Trang trại ông thường xuyên có khoảng 600 con rắn, chủ yếu là rắn hổ mang và ráo trâu.
Những thành công ban đầu đã giúp ông Yết niềm tin vững chắc về hiệu quả kinh tế mà loài vật này mang lại và ông đang dự định xây thêm trên 100 m2  nữa để mở rộng thêm trang trại của mình.
Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm