Làm giàu nhờ nuôi thỏ Newzeland bán cho nhà máy sản xuất vaccine

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hầu hết các dự án, mô hình phát triển kinh tế vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) trên địa bàn tỉnh Lai Châu đều phát huy hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là mô hình nuôi thỏ New Zealand làm nguyên liệu sản xuất vaccine của các hội viên nông dân xã Phúc Than (huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu).
Những năm gần đây, được vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), nhiều hội viên nông dân ở tỉnh Lai Châu đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình. 
Theo lời giới thiệu của lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Lai Châu, từ thành phố Lai Châu, chúng tôi vượt gần 100km về thăm trại nuôi thỏ New Zealand của các hội viên, nông dân xã Phúc Than. Tiếp chúng tôi là một nông dân người Thái chất phác, nhanh nhẹn. Đó là anh Lò Văn Sinh, dân bản Mớ, xã Phúc Than, một trong 5 hội viên nông dân tham gia mô hình nuôi thỏ New Zealand tập trung theo nhóm hộ.
Mô hình nuôi thỏ New Zealand bán cho nhà máy làm nguyên liệu sản xuất vaccine được triển khai tại xã Phúc Than từ tháng ́8/2019.
Mô hình nuôi thỏ New Zealand bán cho nhà máy làm nguyên liệu sản xuất vaccine được triển khai tại xã Phúc Than từ tháng ́8/2019.
Anh Sinh cho biết: “Với xã Phúc Than, mô hình nuôi thỏ New Zealand bán cho nhà máy làm nguyên liệu sản xuất vaccine khá mới mẻ. Chúng tôi không nuôi riêng lẻ, mạnh ai nấy làm, mà nuôi theo hình thức tập trung, liên kết giữa các hộ, nhóm hộ liên kết với doanh nghiệp. Mô hình này có sự tham gia của 5 gia đình hội viên Hội Nông dân xã. Ngay sau khi được Hội Nông dân tỉnh Lai Châu giải ngân vốn vay từ nguồn Quỹ HTND tỉnh, chúng tôi đã mua đàn thỏ trưởng thành về nuôi”.
Được biết, 5 hộ dân tham gia mô hình nuôi thỏ được vay tổng số 500 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND tỉnh Lai Châu. Các hộ dân cùng góp số vốn vay đó đầu tư làm chuồng trại, mua 400 con thỏ New Zealand bố mẹ về nuôi chung.
Hội Nông dân tỉnh Lai Châu cho ̀5 gia đình hội viên Hội Nông dân xã Phúc Than vay 500 triệu đồng Quỹ HTND để thực hiện mô hình, thời hạn vay là 3 năm.
Hội Nông dân tỉnh Lai Châu cho ̀5 gia đình hội viên Hội Nông dân xã Phúc Than vay 500 triệu đồng Quỹ HTND để thực hiện mô hình, thời hạn vay là 3 năm.
Nói như anh Sinh, thì nuôi thỏ làm nguyên liệu sản xuất vaccine khá an toàn, bởi có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong khâu cung ứng con giống và bao tiêu sản phẩm.
“Chúng tôi đã ký hợp đồng liên kết sản xuất với doanh nghiệp tư nhân Quang Thanh (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái). Doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung ứng thỏ giống có chất lượng và đứng ra bao tiêu sản phẩm. Các hộ dân tham gia mô hình nuôi thỏ còn được cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật nuôi thỏ như: Chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thỏ, phối giống cho thỏ, cách nuôi thỏ, vệ sinh chuồng trại nuôi thỏ…”- anh Sinh cho hay.
Cuối tháng 8/2019, anh Sinh cùng với các hộ dân tham gia mô hình, mua 400 con thỏ trưởng thành, trong đó có 320 thỏ cái, 80 con thỏ đực về nuôi và chăm sóc cẩn thận.
 “Vì nuôi chung nên chúng tôi cắt cử nhau chăm sóc đàn thỏ mỗi ngày. Trong quá trình chăm sóc thỏ, ngoài việc cho chúng ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng, chúng tôi còn đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh chuồng trại, cung cấp nước thường xuyên cho đàn thỏ. Được chăm sóc cẩn thận, chu đáo, đàn thỏ phát triển tốt, chỉ hơn 1 tháng sau, chúng đã bắt đầu đẻ lứa đầu tiên. Từ đó trở đi, hầu như ngày nào trong trại thỏ của chúng tôi cũng có thỏ đẻ” – anh Sin hồ hởi khoe với phóng viên Dân Việt.  
Ông Vừ A Trừ - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lai Châu, cho biết:
Ông Vừ A Trừ - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lai Châu, cho biết: "Mô hình nuôi thỏ New Zealand làm nguyên liệu sản xuất vaccine có tính bền vững cao bởi có sự liên kết với doanh nghiệp trong khâu cung ứng con giống và bao tiêu sản phẩm".
Nhìn số lượng thỏ tăng lên mỗi ngày, gia đình anh Sinh và các hộ dân nuôi chung, ai cũng vui mừng, phấn khởi, tin tưởng vào lựa chọn của mình khi đến với mô hình nuôi thỏ làm nguyên liệu sản xuất vắc xin.
Theo anh Sinh, nuôi thỏ vừa nhàn vừa cho hiệu quả kinh tế cao. Kỹ thuật chăm sóc thỏ cũng không đòi hỏi khắt khe, tuy nhiên, trong quá trình nuôi phải hết sức chú ý tới nguồn thức ăn, nước uống cho chúng, vì loài vật nuôi này chỉ ưa sạch.
“Giống thỏ New Zealand rất mắn đẻ. Một con thỏ cái mỗi năm đẻ từ 5 – 6 lứa, mỗi lứa từ 7 – 8 con, tùy vào điều kiện chăm sóc. Chúng tôi chủ yếu cho đàn thỏ ăn cám chuyên biệt (cám dành riêng cho thỏ) và bổ sung thêm ít lá cây mỗi ngày. Tùy theo số ngày tuổi của thỏ mà tôi cho chúng ăn liều lượng cũng như chủng loại cám phù hợp...", anh Sinh chia sẻ.
Cụ thể, theo anh sinh, đối với thỏ con vừa tách mẹ, thì cho chúng ăn 100% cám kháng sinh khoảng 45 ngày, sau đó chuyển sang cho ăn cám dành cho thỏ thương phẩm. Từ khi thỏ con sinh ra đến khi đạt trọng lượng xuất bán khoảng 3 tháng...
Được chăm sóc cẩn thận, đúng kỹ thuật, đàn thỏ New Zealand của nhóm hộ nông dân xã Phúc Than sinh trưởng, phát triển tốt, đến nay đã tăng lên hơn 4.000 con.
Được chăm sóc cẩn thận, đúng kỹ thuật, đàn thỏ New Zealand của nhóm hộ nông dân xã Phúc Than sinh trưởng, phát triển tốt, đến nay đã tăng lên hơn 4.000 con.
Từ 400 con thỏ giống ban đầu, đến nay trại thỏ của anh Sinh và các hộ dân tham gia mô hình nuôi thỏ ở xã Phúc Than đã phát triển lên hơn 4.000 con thỏ, với các độ tuổi khác nhau.
Nhóm hộ nông dân nuôi thỏ mà anh Sinh là thành viên đã xuất bán 300 con thỏ thương phẩm, với giá 72.000 đồng/kg cho doanh nghiệp tư nhân Quang Thanh để bán cho nhà máy làm nguyên liệu sản xuất vaccine. Trọng lượng bình quân của thỏ khi xuất bán đạt 2,4 kg/con. Mới bán lứa thỏ đầu tiên, nhóm nuôi thỏ New Zealand của anh Sinh đã thu về hơn 60 triệu đồng.
Ông Mùa A Trừ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lai Châu khẳng định, Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân huyện Than Uyên sẽ tiếp tục theo dõi, hỗ trợ nhóm hộ nông dân nuôi thỏ New Zealand ở xã Phúc Than, đồng thời đánh giá, đúc rút kinh nghiệm xây dựng các tổ, nhóm nông dân có cùng chung sở thích, chung mô hình sản xuất qua đó triển khai các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, tư vấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật hiệu quả hơn; sử dụng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân hiệu quả hơn...
Theo Thanh Ngân (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.