Làm giàu bằng nghề nuôi cá giống thương phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ nuôi cá giống thương phẩm nên hàng chục hộ dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) có cuộc sống ngày càng khấm khá hơn. Trong đó có không ít gia đình đạt lợi nhuận 400-500 triệu đồng/năm từ nghề này.
Nghề cũ trên đất mới
3 giờ sáng, tại ngôi nhà xây khang trang giữa 6 ao có diện tích mặt nước hơn 10.000 m2 của gia đình ông Nguyễn Đức Thắng-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Cá giống Đức Thắng (thôn Bình Trang, xã Ia Peng), một tốp nhân công đang hối hả vớt cá giống từ ao nuôi lên, đóng gói kỹ càng để chuẩn bị giao cho khách hàng ở tỉnh Kon Tum. Nhấp ly trà nóng, ông Thắng chậm rãi kể: Ông quê ở xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh vốn nổi tiếng với nghề nuôi cá giống thương phẩm. Năm 2000, ông vào Phú Thiện lập nghiệp. Nhận thấy khí hậu và nguồn nước nơi này phù hợp với việc nuôi cá giống, ông quyết định làm nghề cũ trên đất mới. Sau vài vụ trúng, ông mua được mảnh vườn này và mở rộng quy mô.
“Nghề nuôi cá giống cũng lắm gian truân. Ngoài xuôi ngược khắp nơi tìm giống cá mới về ươm hay chở hàng giao cho khách, người nuôi còn phải thức đêm để theo dõi nhằm phòng ngừa dịch bệnh cho đàn cá. Cũng có khi chết lặng giữa hồ nuôi khi bao nhiêu tài sản gom góp đầu tư vào đấy mà cá con mắc bệnh chết nổi trắng xóa mặt nước. Năm 2020, trên địa bàn xã bùng phát dịch Covid-19, mọi người phải cách ly phòng bệnh, trong khi nhà tôi có 1 tấn cá bột chép đỏ đến kỳ xuất bán nhưng không có đầu ra. Lúc đó, gia đình đành ngậm ngùi chở 1 tấn cá giống trị giá chừng 120 triệu đồng ra mương nước phóng sinh”-ông Thắng chia sẻ.
Gia đình ông Nguyễn Đức Thắng (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện) có thu nhập 500 triệu đồng/năm từ nuôi cá giống. Ảnh: Hoành Sơn
Gia đình ông Nguyễn Đức Thắng (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện) có thu nhập 500 triệu đồng/năm từ nuôi cá giống. Ảnh: Hoành Sơn
Cách nhà ông Thắng chừng 1 km là trang trại nuôi thủy cầm kết hợp thủy sản của gia đình ông Đào Minh Châu-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Thủy cầm Ia Peng. Ông Châu bộc bạch: “Năm 1986, tôi từ Hà Nam Ninh vào Gia Lai lập nghiệp. Lúc mới vào, tôi chỉ biết khai phá đất đồi trồng lúa rẫy. Tận dụng nguồn nước dồi dào của công trình thủy lợi Ayun Hạ, nhiều hộ dân quyết định đào ao thả cá để có thêm thu nhập. Riêng tôi, đến năm 1999 mới bắt đầu đào ao thả cá. Sau đó, tôi chuyển sang nuôi vịt. Nhận thấy tiềm năng từ việc nuôi kết hợp thủy sản và thủy cầm trên cùng diện tích mặt nước, tôi đã nuôi cả 2 loại. Năm 2017, khi thành lập HTX Cá giống Đức Thắng, tôi cùng với anh Thắng và 7 người khác tham gia. Mới đây thì tôi thành lập HTX Thủy cầm Ia Peng”.
Ia Peng là xã có số hộ dân nuôi cá thương phẩm nhiều nhất huyện Phú Thiện, tập trung ở 2 thôn Bình Trang, Thống Nhất. Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Cá giống Đức Thắng chia sẻ: “Toàn huyện có hàng trăm hộ đào ao nuôi cá. Nhưng tham gia HTX thì có 30 thành viên, chủ yếu là người quê gốc ở miền Bắc. Hợp tác xã tập trung vào thế mạnh nuôi cá giống, vì đây là thị trường tiềm năng. Chúng tôi đang vận động các hộ dân trên địa bàn huyện có nuôi cá thương phẩm tham gia HTX để được hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu đầu ra hoặc hỗ trợ nguồn vốn ban đầu để mở rộng sản xuất”.
“Đại gia” cá giống
Hàng triệu con cá giống được nuôi ở Phú Thiện theo những chuyến xe xuôi ngược khắp cả nước và 2 nước bạn: Campuchia, Lào. 23 năm qua đi, từ chạy cơm từng bữa, gia đình ông Đào Minh Châu trở thành “đại gia” chân đất với mức thu nhập 400-500 triệu đồng/năm từ nuôi thủy sản kết hợp thủy cầm. Ngoài trang trại ở thôn Bình Trang rộng chừng 3 ha, gia đình ông Châu còn có 1 ngôi nhà xây khang trang, xe ô tô xịn và 1 khu rẫy rộng hơn 3 ha ở một xã khác của huyện Phú Thiện. Con cái được ăn học đàng hoàng. Ông Châu nhiều lần được tỉnh, huyện vinh danh “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”. “Ngày mới vào khổ hết chỗ nói. Mỗi năm, chúng tôi chỉ làm được 1 vụ lúa rẫy, 1 vụ đậu xanh, quần quật suốt ngày mà không đủ ăn. May mắn nhờ đàn cá, con vịt đã giúp cuộc sống gia đình sang trang mới”-ông Châu phấn khởi cho hay.
 Ông Đào Minh Châu cho cá ăn. Ảnh: Hoành Sơn
Ông Đào Minh Châu cho cá ăn. Ảnh: Hoành Sơn
Gia đình anh Nguyễn Ngọc Lượng (xã Ia Sol) từ hộ nghèo trở nên khấm khá nhờ nuôi cá giống thương phẩm. Bước ngoặt là từ năm 2017, khi tham gia HTX Cá giống Đức Thắng, anh Lượng được hỗ trợ kỹ thuật, giống nuôi. Lợi nhuận mấy vụ cá đã giúp gia đình anh thoát nghèo với mức thu nhập 150-200 triệu đồng/năm. Còn gia đình ông Nguyễn Đức Thắng là “đại gia” với tổng lợi nhuận 500 triệu đồng/năm từ 5 lứa cá giống thương phẩm/năm. Ông Thắng là điển hình nông dân làm kinh tế giỏi ở Phú Thiện và nhiều năm được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.
Chủ tịch UBND xã Ia Peng Nguyễn Chiến Thắng cho biết: Trên địa bàn xã có HTX cá giống Đức Thắng và 1 hộ nuôi cá giống, cá thịt thương phẩm với quy mô lớn. Những năm gần đây, nhu cầu thị trường về cá giống cao nên người nuôi ở xã có lợi nhuận khá, tạo động lực để các hộ khác noi theo phát triển kinh tế gia đình. Xã cũng đang đề nghị huyện hỗ trợ thêm kinh phí, tổ chức các lớp dạy nghề, hướng dẫn kỹ thuật mới để giúp người dân, nhất là hộ dân tộc thiểu số nuôi thủy sản nhằm nâng cao thu nhập.
HOÀNH SƠN

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.