Làm gì để phát huy hiệu quả kinh tế trang trại?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 2-2-2000, Chính phủ có Quyết định số 03/2000/QĐ-CP về phát triển kinh tế trang trại.  Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh phát triển rất nhanh, hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.

Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư quy mô lớn lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có hơn 2.208 trang trại kinh tế, trong đó có 2.020 trang trại trồng trọt, 81 trang trại chăn nuôi, 16 trang trại nuôi trồng thủy sản, 59 trang trại kinh doanh tổng hợp. Tỷ lệ trang trại do nông dân làm chủ chiếm 81,6%. Nhìn chung kinh tế trang trại (KTTT) và kinh tế hộ có thu nhập khá ổn định năm sau cao hơn năm trước.

 

Tận dụng đất trống, hoang hóa mở rộng trang trại trồng cây lâu năm rất hiệu quả. Ảnh: A.K
Tận dụng đất trống, hoang hóa mở rộng trang trại trồng cây lâu năm rất hiệu quả. Ảnh: A.K

Nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nhờ mô hình KTTT, nỗ lực vượt khó đã vươn lên thoát nghèo, trở nên giàu có, giải quyết việc làm cho vài chục lao động ở nông thôn, góp phần lớn vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.

Ông Lê Đình Thống- phường An Bình, thị xã An Khê-chủ một trang trại cá giống cho biết: Khoảng 10 năm trước, kinh tế gia đình rất khó khăn. Qua phương tiện thông tin đại chúng, tôi bắt đầu tìm hiểu về mô hình KTTT. Nhờ tham gia các lớp tập huấn do Trạm Khuyến nông thị xã An Khê tổ chức và học hỏi các anh em làm trang trại đi trước, tôi bắt tay làm kinh tế trang trại.

Sau hơn 3 năm, gia đình đã có của ăn của để và có được cơ ngơi như hôm nay. Hiện ông Thống là chủ trang trại nuôi cá giống lớn ở An Khê, sản xuất và cung cấp cá giống cho các trang trại và hộ nuôi cá trên địa bàn các huyện phía Đông của tỉnh. Ngoài ươm cá giống, trang trại còn nuôi heo và trồng mía. Lợi nhuận hàng năm lên đến vài trăm triệu đồng.

Nhờ nắm bắt nhanh nhu cầu thị trường nên hầu hết các chủ trang trại luôn kinh doanh đạt lợi nhuận cao. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động, công nghệ và trình độ quản lý cao hơn. Mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa nâng cao năng suất và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Hiện nay, các trang trại trồng tiêu, cà phê mang lại hiệu quả kinh tế rất cao đã tạo ra những tỷ phú nông dân.

Xác định vai trò quan trọng của KTTT, những năm gần đây, tỉnh đầu tư kinh phí hình thành những vùng KTTT tập trung như: cây hồ tiêu ở Chư Sê, mía ở An Khê, Kbang, Ayun Pa, chăn nuôi bò ở Krông Pa. Việc xây dựng trang trại gắn với xây dựng các nhà máy chế biến.

Theo ý kiến của một số chủ trang trại, để KTTT thật sự  trở thành thế mạnh của địa phương rất cần có cơ chế thông thoáng hơn. Mặc dù Chính phủ đã có Nghị định số 03/NĐ-CP về phát triển KTTT nhưng ở Gia Lai do nhiều yếu tố tác động, việc triển khai còn quá chậm. Đến nay, khoảng 60% số trang trại vẫn chưa được cấp quyền sử dụng đất, khiến nhiều chủ trang trại gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất, thiệt thòi trong việc thụ hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như vay vốn, miễn giảm thuế, tiêu thụ sản phẩm...

Ông KPă Thuyên- Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho rằng: Những bất cập, hạn chế trên, Sở cũng đã có kiến nghị lên UBND tỉnh để tháo gỡ. Trước mắt, tập trung thực hiện Quyết định số 03 của Chính phủ gắn với việc thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất thông qua hợp đồng trách nhiệm với các doanh nghiệp nhà nước, thông qua mối liên kết bốn nhà. Nhằm tạo điều kiện cho người sản xuất yên tâm về đầu ra cho các sản phẩm.

Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm