Làm bạn cùng… thuốc độc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gia Lai mùa này bát ngát xanh cà phê. Mùa mưa là mùa quyết định hầu hết năng suất và sinh trưởng của cây cà phê, nào ép xanh, làm cỏ, bón phân đến phun thuốc đều “nhè” mùa mưa mà tiến hành. Và cái nghề phun thuốc sâu thuê hình thành, rồi trở nên “hot” với những người nông dân quanh năm “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, bởi mấy ai có đủ can đảm để… “giỡn mặt” với tử thần.
Chị Lởi “tung hoành” giữa bạt ngàn cà phê. Ảnh: T.V
Chị Lởi “tung hoành” giữa bạt ngàn cà phê. Ảnh: T.V
Ngày hửng nắng, xe công nông chở phuy nước rồng rắn kéo nhau đi làm “chiến dịch”. Ai nấy cũng tranh thủ phun thuốc kích thích, thuốc sâu, thuốc bệnh cho cây cà phê. Chưa đến 5 giờ sáng, anh Trần Văn Thoại- thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai đã có người đến gọi phun thuốc thuê. Suốt mấy năm nay, anh Thoại là đầu mối phun thuốc thuê cho hàng chục hộ dân khu này, nên khi “khách quen” đến gọi, anh tất tả đi ngay. Chỉ với đôi tay trần, anh bóc hết gói thuốc này đến gói thuốc kia, xanh có, đen có, gói nào cũng vào loại… cực độc. Rồi anh cầm thanh tre khuấy cho thuốc hòa tan cả phuy, từ phuy này đến phuy khác. Lúc này nước thuốc mới theo thân tre chảy xuống đôi bàn tay gân guốc sạm đen của anh.
Máy nổ lên cũng là lúc anh chạy vội đến đầu vòi, cầm vòi phun xịt xung quanh cây, từ trên xuống dưới. Anh vừa phun vừa cho biết: “Hôm nay gió nhẹ nên không ảnh hưởng lắm, chứ nhiều hôm gió mạnh thì “ăn đủ”, thuốc sộc thẳng vào mắt”. Thuốc sâu phun tung tóe, cây cà phê ướt đẫm như mưa, anh luồn chân khéo léo kéo dây từ cây này sang cây khác nhưng cũng không tránh được thuốc. Hai tiếng sau, người anh ướt đẫm, một phần bởi mồ hôi, phần kia là… thuốc độc.
Trong phút nghỉ giải lao ngắn ngủi, anh tâm sự: “Người ta sợ độc hại nên ai cũng đi thuê, mình không làm thì chẳng ai làm nữa”. Không ai không biết nghề này độc hại, nhưng làm một lần được nhiều tiền, rồi làm lần hai, dần dà trở thành người phun thuốc chuyên nghiệp tự bao giờ không hay. Rồi anh bật mí: “Người ta thuê tôi 50 ngàn đồng/giờ, phun 1 ha hết 4 tiếng đồng hồ là tôi đã có 200 ngàn đồng, bằng cả ngày công làm cỏ rồi. Biết là độc hại nhưng có tiền thì phải làm thôi, miếng cơm manh áo cả mà”.
Anh Thoại tay trần bóc từng gói thuốc. Ảnh: T.V
Anh Thoại tay trần bóc từng gói thuốc. Ảnh: T.V
Cái nghề bất đắc dĩ tưởng chừng chỉ phái mạnh mới “kham” nổi, nhưng thực tế có không ít “bóng hồng” vẫn liều mình mưu sinh. Gặp chị Lê Thị Lởi, ở một vườn cà phê tại xã Ia Sao tôi mới tin có những người phụ nữ sẵn sàng “cõng” cái nghề độc hại này. Thân gầy guộc mỏng manh, khuôn mặt khắc khổ, chị mang sau vai những bình thuốc sâu hàng chục cân, hay cầm vòi thuốc sâu “xông pha trận mạc” trong vườn cà phê. Vật lộn với vòi thuốc, nghỉ trưa cũng chỉ một đùm cơm nắm để chiều tiếp tục “chinh chiến”. Chị giãi bày: “Nhà có ba đứa sắp vào năm học mới nên phải kiếm tiền sắm sửa sách vở, quần áo cho con. Việc này tuy độc hại, không ai dám làm nhưng lại… hái ra tiền, ba ngày là đã có bạc triệu rồi”.
Có lẽ chị đúng, nhưng những đồng tiền “hái” được ấy thấm đẫm chất độc, hiểm họa khôn lường có thể ập đến bất cứ lúc nào. Gặp bác Đoàn Văn Thứ, nông dân 58 tuổi này là “cựu binh” trong nghiệp cầm vòi nay đã “giải nghệ” cho biết: “Trước cũng nhiều năm đi phun thuốc thuê, về nhà ê ẩm, nhức mỏi, đau đầu, tôi cũng nghĩ là chuyện bình thường bởi mấy ai tránh được hơi thuốc. Nhưng sau thấy mắt mờ dần, đầu óc lắm lúc quay cuồng, không biết khi nào bị quật ngã nên tôi quyết định bỏ nghề”.
Anh Thoại cũng thừa nhận: “Làm cái nghề này, bị dị ứng thuốc, ngứa ngáy khắp người hay ngộ độc là chuyện bình thường”. Độc hại nhưng những người phun thuốc thuê vẫn “nhắm mắt làm ngơ” bầu bạn cùng chúng để mưu sinh.
Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.