Ký ức Hoàng Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trải qua nhiều thế hệ, ngư dân Quảng Ngãi đã không biết bao lần in dấu chân trên quần đảo Hoàng Sa. Từ thời thuyền buồm đến nay ngư dân vẫn đều đặn có mặt ở ngư trường truyền thống này. Giờ đây, dẫu cho Trung Quốc ngang ngược, ngăn chặng đường ra khơi của ngư dân, họ vẫn một lòng bám biển khơi.
    
Niềm vui nơi đảo xa

62 tuổi đời, nhưng lão ngư Nguyễn Văn Bưng, thôn Châu Thuận Biển, Bình Châu (Bình Sơn) đã có 35 năm lăn lộn với nghề lặn biển. Thuộc làu từng luồng cá, dò được từng vị trí có hải sâm, ông Bưng tường tận từng vùng biển ở Trường Sa, Hoàng Sa. Kể cho chúng tôi nghe những trải nghiệm về năm tháng ngược xuôi đi dò “bụng” biển, ông Bưng cười tươi: “Đi biển, chỉ có nghề lặn là tìm được nhiều loại hải sản quý. Bởi những loại hải sản có giá trị đều sống dưới tầng nước sâu. Con cá mú tuy giá mấy trăm ngàn đồng 1 ký, nhưng tìm được nó phải lặn vào trong các hốc, hang dưới đáy biển, tôm hùm cũng thế. Hải sâm cũng cả triệu đồng 1 ký, rồi ốc u, ốc nón,… đều là các loại hải sản có giá trị kinh tế cao”.

 

Đóng tàu mới vươn khơi. Ảnh: Trường An
Đóng tàu mới vươn khơi. Ảnh: Trường An

Nối nghiệp ông Bưng, con ông cũng bám ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa để lặn hải sâm. Cũng chính nhờ vào nghề lặn biển, mà gia đình ông có được cơ ngơi khiến bao người mơ ước. Ngôi biệt thự bạc tỷ của ông đầy ắp các loại san hô, vỏ ốc… mà ông kiếm được trong những chuyến lặn biển. Ông Võ Duy Bạch ở thôn Định Tân, xã Bình Châu (Bình Sơn), chỉ vào tủ ốc đầy ắp, bảo rằng: “Có những chuyến biển lấy san hô, vỏ ốc làm kỷ niệm, nhưng có những chuyến biển đánh cá được, những niềm vui thấy bằng mắt, bằng tai nơi đảo xa chỉ lưu vào trong ký ức của mình...

Trên 30 năm đi biển, ông Bạch nhớ nhiều về chuyến biển mà mình đã từng đặt chân trên các hòn đảo Bạch Quy, Đá Lồi, Bom Bay… nhớ những ngày cùng mọi người lượm trứng vích, ba ba đồi mồi, mỗi khi chiều xuống. Nhớ dòng biển xanh đã cho hải sản đầy ắp con tàu mỗi khi cập bến. Bây giờ, ông không còn đủ sức ra khơi, nhưng ông làm dịch vụ cung cấp đá cây nên mỗi lần tàu nổ máy xình xịch ra khơi ông đều dõi mắt theo và có những chuyến biển không yên, ông cũng được các ngư dân chia sẻ đầy tin cậy. Ông Bạch xem đó là niềm vui…


Nếu như nghề lặn cho ngư dân hải sâm, đồi mồi có giá trị thì nghề lưới rê ở xã Nghĩa An (TP. Quảng Ngãi) cho ngư dân những mẻ cá chuồng kéo đến oằn tay. Vừa kết thúc chuyến biển Hoàng Sa trở về, ngư dân Lê Giúp thôn Tân Mỹ đã có 25 năm đi vùng biển Hoàng Sa, tự hào: “Chuyến biển này cũng kiếm được 200 triệu đồng từ vùng biển “nóng” đó”.

Nghề lưới rê ở xã Nghĩa An đến với Hoàng Sa từ thời cha ông Lê Giúp. Ngày đó, ngư dân chỉ đi biển bằng thuyền buồm. Cứ khoảng 4 giờ chiều, ngư dân chuẩn bị ngư lưới cụ rồi theo chiều gió dong buồm vượt cửa biển Cổ Lũy đến Hoàng Sa. Trong ký ức của người làm nghề lưới rê ở Nghĩa An, vùng biển Hoàng Sa ngày đó cá căn dày, chỉ cần rãi tay lưới xuống là đã thu vô số cá chuồng. Để giữ được cá mang về, thay vì ướp đá như ngày nay, ngư dân cho vào hầm ướp lớp cá, lớp muối. Chỉ sau 3 ngày đánh bắt, thuyền khẳm đầy cá, ngư dân lại giăng buồm lướt sóng băng băng trở về.

 

Ngư dân Nguyễn Văn Bưng hồ hởi “khoe” những sản vật lặn ở Hoàng Sa của mình. Ảnh: Trường An
Ngư dân Nguyễn Văn Bưng hồ hởi “khoe” những sản vật lặn ở Hoàng Sa của mình. Ảnh: Trường An

Một lòng bám biển

Biển Đông không còn bình yên, nhưng nghề là nghiệp. Nhiều ngư dân vẫn khẳng khái rằng: “Trung Quốc chặng đường ta ra khơi, bắt ép, đâm va tàu thuyền của ta, nhưng làm sao chặn được ý chí, chặn được những ký ức về một thời chưa xa đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa của cha ông”. Vì vậy, từ sự nhớ biển, mà các ngư dân đã linh hoạt nghĩ nhiều cách để bám biển. Người đầu tư trang-thiết bị, phát huy tinh thần đoàn kết trên biển, người chia sẻ kinh nghiệm với nhau để đánh bắt. Mùa này về các làng chài ven biển, tiếng quay búa, đóng mới, sửa chữa tàu thuyền ở các triền đà vẫn nhộn nhịp như thường.

Ngư dân Trương Hoài Phong ở thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An (TP. Quảng Ngãi), chỉ vào đôi tàu chuẩn bị hạ thủy, đầy tự hào, cũng nhờ biển cả mà từ hai bàn tay, giờ ông đã có 3 đôi tàu, mỗi chiếc công suất 450CV, trị giá hàng chục tỷ đồng. Ở xã Nghĩa An, nhờ làm ăn thuận lợi, các nghề đánh bắt khơi xa ngư dân đã nâng cấp đóng mới tàu thuyền công suất lớn. Đặc biệt là 25 năm trở lại đây, tàu công suất lớn ngày một nhiều hơn, đến nay có tàu đã đóng mới lên 800 CV. Cũng chính nhờ sự “chuyên môn hóa” trong đánh bắt, mà các nghề đánh bắt ở Hoàng Sa đều đã nâng công suất, cải hoán, đóng mới.

Đến nay toàn tỉnh có khoảng 5.500 chiếc, với công suất gần 810.000 CV. Riêng nghề lặn ở xã ven biển Bình Châu (Bình Sơn), trước những năm chưa tách tỉnh, người dân chỉ mặc quần áo sơ sài, trên đầu chỉ trùm mũ len để lặn, đến nay ngư dân Bình Châu đã trang bị cho mình những dụng cụ hiện đại hơn như máy nén khí, bình hơi, dây hơi chất lượng cao để bảo vệ mình trước những khắc nghiệt của biển khơi. Còn ngư dân “lão luyện” Nguyễn Thanh Nam, người “thuộc làu” ngư trường Hoàng Sa như nhà mình thì quyết tâm: “Hai mươi mấy năm về trước, chưa có thiết bị định vị hay Icom như bây giờ. Tính mạng của mười mấy con người, chỉ phụ thuộc vào chiếc la bàn bé nhỏ. Nhiều lúc quay tàu về Quảng Ngãi lại chạy nhầm ra Đà Nẵng… mà chúng tôi vẫn quyết tâm bám biển, thì giờ, có ngư lưới cụ, máy móc hiện đại rồi, không việc gì mình phải sợ và lùi bước trước sự ngang ngược của Trung Quốc. Trong vòng 25 năm trở lại đây, từ vài người, đến nay toàn xã Bình Châu có đến hơn 1.000 ngư dân hành nghề lặn.

Biển mang lại nhiều sản vật, nhưng cũng khiến ngư dân gặp không ít rủi ro. Ngư dân Quảng Ngãi đã đoàn kết thành lập các tổ đội để ra khơi. Trong những tháng đầu năm ngư dân đã khai thác được trên 70.000 tấn hải sản, là một trong những tỉnh đánh bắt đạt chỉ tiêu cao của cả nước.

Trước sóng gió ở biển Đông, ngư dân Quảng Ngãi vẫn kiên cường bám biển. Ý chí, nghị lực, sức mạnh này, một mặt đã có sẵn trong trái tim của mỗi người dân mang trong mình nghiệp biển và mặt khác đã được chính quyền, ngành chức năng ở Quảng Ngãi, những chính sách của Đảng và Nhà nước đã bồi đắp cho ngư dân liên tục và xuyên suốt 25 năm qua kể từ ngày tách tỉnh.

Trường An

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.