Kỳ 3: Buồn vui người trong cuộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thuở còn là một người lính trong chiến tranh, từng cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bà con người dân tộc thiểu số sống dọc dòng sông Ba, thấy họ khổ quá, mà chẳng biết giúp gì, chúng tôi mơ ước và tin tưởng sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước, có điều kiện xây dựng trong hòa bình thì những nơi này sẽ được ưu tiên chú ý đầu tư, giúp bà con có cuộc sống khá hơn, điều đó cũng như là việc đền ơn trả nghĩa vậy. Thế mà...

 Đường Đông Trường Sơn. Ảnh: Bích Hà
Đường Đông Trường Sơn. Ảnh: Bích Hà

Thế mà, cho đến nay đã gần bốn thập niên trôi qua kể từ ngày giải phóng, với hàng chục, nhiều chục lần tôi về lại chốn xưa, vẫn chứng kiến những cảnh nghèo của không ít thôn làng, nhất là trong bà con đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng đã một thời là căn cứ, là chỗ dựa, chỗ đứng chân, chỗ mà bà con ta cho dù nhịn đói chứ nhất thiết “gạo không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, khi cách mạng cần. Ở đấy hình như là việc đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ cho bà con có điều kiện phát triển chưa được nhiều hoặc chưa được chú ý đúng mức ngay từ những ngày đầu thời đổi mới, hội nhập vào nền kinh thế thị trường. Thì đây, ngoại trừ thị xã Ayun Pa, thị xã An Khê, còn lại từ Kbang-nơi tiếp giáp đầu nguồn dòng sông ký ức này, cho đến Đak Pơ, Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa, hiện đang là những huyện nghèo nhất nhì của tỉnh!

Nói là vậy để chúng ta thấy đã sau ngần ấy năm đất nước hòa bình, thống nhất, mà chúng ta còn nợ với bà con những nơi vừa kể trên nhiều lắm. Sở dĩ có món nợ này xét cho cùng cũng vì điều kiện khách quan mà ra, một tỉnh miền núi, bao khó khăn chồng chất, nhất là sau chiến tranh, hậu quả của nó để lại không nhỏ. Trong chuyến đi nhiều ngày theo chiều ngược của dòng sông nhiều trầm tích này mới đây để thực hiện bài viết, tôi ghé qua 2 xã thuộc huyện Ia Pa, nơi mà trước kia, đã có thời người ta gắn cho một cái danh để nói lên sự nghèo khó, xa xôi hẻo lánh-“Hóc Pờ Tó”.

Giờ thì đã khác xa, nếu so sánh, những nơi này có thể nói còn phát triển khá hơn cả nơi được chọn quy hoạch làm trung tâm huyện lỵ của Ia Pa. Với Pờ Tó, bộ mặt nông thôn đã phát triển đến mức tôi phải ngỡ ngàng khi dừng chân. Cụm các công trình trụ sở hành chính xã, chợ trung tâm, khu dân cư, hàng quán... bà con tiểu thương mua bán, trao đổi hàng hóa, nông sản khá tấp nập. Tôi có người bà con, vợ chồng anh Dương Văn Tiên đã chọn nơi này lập nghiệp khi nó còn cái danh cũ, thế mà giờ gia đình anh chị đã có mấy ha đất trồng các cây có giá trị kinh tế cao, có những hai cửa hàng tạp hóa, đời sống khá lên rất nhiều, các con của anh chị có người học hành đến nơi đến chốn và có cuộc sống gia đình ổn định, thành đạt.

 

 Kông Chro hôm nay. Ảnh: Hạ Vy
Kông Chro hôm nay. Ảnh: Hạ Vy

Quanh khu vực, mấy làng của bà con dân tộc thiểu số cũng đã thành làng định cư, gắn với định canh, cái đói kinh niên đã lùi về quá khứ. Bà con Kinh-Thượng, Bắc-Nam đoàn kết giúp nhau làm giàu chính trên mảnh đất của mình, không ít hộ mỗi năm thu nhập nhiều trăm triệu đồng, trong số đó không ít hộ đồng bào thiểu số. Cây được coi là phù hợp nhất với vùng đất này là mía, mì, bắp, một số vùng đất còn trồng được cả cây cao su, hồ tiêu...

Với Chư Răng, bất ngờ khi được biết là xã đã có những đầu tư, phát triển khá toàn diện. Bí thư Đảng ủy Trần Văn Công bận rộn với việc bàn giao nhiệm vụ để chuẩn bị đi học xa, khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu đôi điều của xã, anh tự mình tìm cho tôi một bản báo cáo gần nhất. Và đây, vài con số từ tài liệu này: Năm 2013, toàn xã gieo trồng được 3.306 ha các loại cây có giá trị; trong đó, cây mì, bắp, thuốc lá, lúa hai vụ... đều cao hơn năm trước. Người dân có đời sống khá hơn nên cũng tham gia góp sức cùng chính quyền đầu tư làm đường bê tông, kênh mương dẫn nước bằng xi măng... với tổng giá trị các công trình trên địa bàn lên đến gần 3 tỷ đồng.

Đọc qua bản báo cáo, tôi thấy nhiều niềm vui hiện về, như giáo dục, y tế, xóa hộ nghèo, xây dựng nông thôn mới-những chỉ tiêu mà xã đạt được là khả quan. Đảng bộ có 11 chi bộ, năm rồi có 3 đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh, có 5/81 đảng viên trong Đảng bộ đạt mức đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đề nghị cấp trên khen thưởng và trong năm cũng đã kết nạp 5 đảng viên mới. Về nhiệm vụ của năm nay, Đảng bộ đưa ra nhiều chỉ tiêu tích cực và theo đó, cũng có những biện pháp hữu hiệu cho việc tổ chức thực hiện hoàn thành nó, mà sự quyết tâm là phải cao hơn năm trước. Tôi tin điều đó, bởi đội ngũ cán bộ ở đây khá đều tay trong công việc!

Có một điều bà con nơi đây chưa hài lòng, là con đường Đông Trường Sơn, đoạn qua 2 xã này, chẳng biết những doanh nghiệp nào trúng thầu thi công mà chất lượng quá kém, làm rồi, đường lại bong lên, nhiều chỗ hư hỏng nặng. Rồi lại đào, lại xới, lại làm lại, mà tiến độ thì như... rùa, gây khó khăn không nhỏ cho việc đi lại, lưu thông vận chuyển hàng hóa, nhất là vận chuyển mía cho nhà máy-đây là vùng nguyên liệu mía được đầu tư phát triển hàng ngàn ha của nhiều doanh nghiệp. Dù vậy, con đường này đã góp phần cho sự chấm dứt cái tên “hóc” của vùng này một thời không ngắn trước đây. Nếu phải mất cả ngày với chiếc u-oát, chúng tôi mới có thể đi từ Kông Chro sang Pờ Tó cách đây 10 năm thì giờ với chiếc xe 7 chỗ đời mới, chúng tôi chỉ mất chừng một giờ đồng hồ cũng với đoạn đường như vậy.

Một Kông Chro mới tuổi ngoài đôi mươi kể từ khi tái thành lập-1988, cho dù nằm trong danh sách được coi là nghèo nhất nước, song so với chính mình thì ngần ấy năm nó cũng đã có những phát triển đáng khích lệ. Nhiều tiềm năng từ dòng sông Ba chảy qua địa bàn là nước, là khoáng sản, là những vùng phù sa bồi đắp đã được khai thác, bước đầu đem lại lợi ích cho chính nơi này. Với diện tích trên 35.000 ha gieo trồng mỗi năm, ngoài cây chính là lúa thì cây mía được coi là cây hái ra tiền của bà con nông dân, với trên 5.000 ha, dù giá cả có đôi khi bấp bênh nhưng hiệu quả về lâu dài vẫn là cây “chủ lực” của vùng đất ven sông này. Không nhiều, hiệu quả kinh tế đem lại không cao, không ổn định, nhưng mì vẫn là một loại cây bà con nơi đây lựa chọn, trong nhiều năm lại đây, nó được trồng lên đến cả trên 3.500 ha, và nữa, ở đây còn có cây bông vải, đào lộn hột... nếu sự kết hợp của “bốn nhà” cho tốt thì bao hy vọng, ước mong sẽ thành hiện thực.

Khó khăn thì nhiều, bà con Bahnar nhiều làng, xã còn nghèo, đầu tư cho phát triển hạ tầng sản xuất và xã hội hàng năm chưa đáp ứng nhu cầu; song có một niềm vui là một huyện nghèo nên mấy năm lại đây được cả trung ương và tỉnh chú ý, là điều đáng ghi nhận và hy vọng tương lai gần sẽ ra khỏi huyện nghèo nhất nước. Hiện nay, điện lưới quốc gia đã được đưa về tất cả 14/14 xã, thị trấn; giao thông còn mấy xã khó khăn trong đi lại vào mùa mưa nhưng cũng đã khá hơn nhiều so với khi chưa tách huyện. Nhiều xã bên dòng sông Ba sự phát triển không kém gì Chư Răng, Pờ Tó của Ia Pa, “người anh em liền sông, liền núi” này. Một quá khứ anh hùng, người Kông Chro chắc chắn không thể không vượt qua khó khăn thử thách, chiến đấu với “giặc nghèo” và thắng chúng để sánh vai cùng những người anh người chị trong vùng mà đi lên. Tin là vậy!

Bích Hà

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.