Krông Pa... lắc lơ xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hạ tuần tháng 5, Tây Nguyên đã có vài ba cơn mưa lớn, mầm xanh đang bật lên một sức sống non tươi. Hai bên con đường về Krông Pa, không khí ngột ngạt của mùa khô phần nào đã dịu lại nhưng cảm giác oi bức của mùa hè vẫn còn nguyên trên da thịt. Quả vậy, cái vùng đất “lưỡng tính”-vừa có chút đồng bằng vừa mang dáng dấp của miền núi này có những điều thất thường, trái tính trái nết khiến đôi khi bực mình, thậm chí còn là tai họa.

Đã từng có những năm khô hạn, con sông Ba chỉ còn trơ đáy, đến nỗi người và gia súc đi tìm những giọt nước ít ỏi để cầm cự qua ngày chờ trời “ban phước”. Ngược lại, cũng có những mùa lũ trắng đồng trắng bãi cuốn phăng đi tất cả để lại bao cảnh màn trời chiếu đất...
 

Bộ đội Trung đoàn công binh 7, Quân đoàn 3 bắc cầu phao phục vụ nhân dân huyện Krông Pa.
Bộ đội Trung đoàn công binh 7, Quân đoàn 3 bắc cầu phao phục vụ nhân dân huyện Krông Pa.

Bởi vậy, không nơi đâu trên đất nước này, cư dân bản địa lâu đời nơi đây bỗng dưng sinh ra những “ông vua” mang dáng dấp của thần quyền là “vua nước” và “vua lửa”. Thủ phủ của vùng Cheo Reo xưa (nay là thị xã Ayun Pa) đã có những bước phát triển khá ổn định, cơ sở hạ tầng và cơ cấu kinh tế địa phương được xác định tương đối rõ, người dân yên tâm đầu tư phát triển kinh tế hộ. Chỉ riêng vùng Krông Pa qua bao năm nghiên cứu, khảo nghiệm, kêu gọi đầu tư... đến nay vẫn còn nhiều điều chưa thể tháo gỡ hết những vướng mắc, khó khăn khiến cho lãnh đạo địa phương và người dân còn lúng túng trong chỉ đạo cũng như đầu tư phát triển kinh tế.

Trước hết, về giao thông: Quốc lộ 25 là con đường huyết mạch nối Krông Pa với trung tâm TP. Pleiku và các huyện, thị xã lân cận cũng như giao thương với vùng đồng bằng Phú Yên và miền Trung. Trước đây, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng đi thị sát con đường này và đồng tình với kiến nghị của nhân dân địa phương cần thiết phải xây dựng kiên cố quốc lộ 25. Từ đó trở đi, con đường này được rót vốn đầu tư xây dựng nhiều lần nhưng chất lượng rất kém, chỉ qua vài mùa mưa mặt đường đã xuống cấp nghiêm trọng. Hiện nay, quốc lộ 25 vẫn đang tiếp tục được thi công nhưng cũng chỉ mới làm từng phần, từ hạng mục nắn lại và hạ độ cao đèo Tô Na đến việc mở rộng, kiên cố hóa mặt đường và cầu cống.

Tuy nhiên việc thi công thiếu tập trung và kéo dài trong nhiều năm khiến việc đi lại, giao thương của người dân gặp nhiều trở ngại. Trong khi đoạn đường này đang tái lập thì đoạn đường khác đã hỏng. Khi xây dựng công trình thủy điện Sông Ba Hạ, đoạn đường từ Phú Yên lên địa phận Krông Pa được làm khá kiên cố, đi lại thuận lợi, nhưng hiện nay nhiều đoạn đã xuống cấp trầm trọng, nhất là đoạn từ cầu Cà Lúi đi Sơn Hòa, mặt đường rạn vỡ, xuất hiện nhiều ổ trâu, ổ gà... Chỉ cần một mùa mưa năm nay nữa, nếu không được duy tu, bảo dưỡng thì việc đi lại trên con đường này sẽ bị gián đoạn. Đó là chưa kể, nhiều năm qua, giao thông nội địa huyện Krông Pa gặp không ít khó khăn khi cầu Bung bắc qua sông Ba bị sập do chất lượng thi công kém khiến việc đi lại của người dân hai bên sông gặp trở ngại ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sinh hoạt, nhất là trong mùa mưa lũ.

Thứ đến, phải nói đến nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt mà người dân Krông Pa bao thế hệ luôn khát khao. Dự án công trình thủy lợi Ia Mláh với công suất tưới cho 5.000 ha đến nay đã hoàn thành những hạng mục chính nhưng thực tế nước chưa thể về đồng, người dân chưa được hưởng lợi trực tiếp từ những giọt nước quý báu này. Sở dĩ có tình trạng “nghẽn mạch”  như trên là do thiếu đồng bộ trong việc đầu tư, thiết kế, thi công công trình giữa các cấp, các ngành khiến cho việc hoàn chỉnh hệ thống kênh mương đưa nước về tưới cho đồng ruộng gặp trở ngại và kéo dài.

Có thể nói, nước cho sản xuất và cả nước cho sinh hoạt ở Krông Pa tuy có bị gián đoạn cấp thời nhưng cơ bản đã có hướng giải quyết, vấn đề nhanh hay chậm là do nguồn vốn đầu tư có được ưu tiên hay không? Người dân nơi đây đã từng khát khao về nước với lời khẳng định “có nước là có tất cả”. Có ở một miền khô nóng như trong chảo lửa nơi này thì mới hiểu người Krông Pa cần nước đến mức nào! Có nước, sức sản xuất sẽ tăng gấp bội, đất đai được khai thác tốt và hợp lý hơn. Vấn đề được đề cập cuối cùng là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Krông Pa.

Nhiều thập kỷ qua, người dân nơi vùng đất khô khát này loay hoay với việc chuyển đổi cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Cây điều, đầu tiên được xác định là cây chủ lực nhằm xóa đói, giảm nghèo cho người dân vùng đất thiếu nước nơi đây. Hàng ngàn ha điều được trồng với nhiều hy vọng đổi đời và một nhà máy chế biến hạt điều cũng được xây dựng ở Krông Pa nhằm khai thác tiềm năng vùng nguyên liệu . Tuy nhiên, trong thực tế lại diễn ra ngoài dự tính. Cây điều không đem lại lợi nhuận như mong muốn và nhiều gia đình đã phá bỏ vườn điều để trồng các loại cây khác. Bên cạnh nguyên nhân khách quan như thời tiết không thuận lợi, giống điều thoái hóa, quy luật thị trường về cung cầu... thì có phần thiếu sót do công tác khảo sát, quy hoạch, đánh giá thực tế và dự báo thị trường không được tiến hành một cách bài bản.

Hiện nay, ngoài cây mì mà người nông dân gắn bó từ trước đến nay thì cây mía đang có xu hướng xâm nhập vào vùng đất này do các công ty mía đường đang có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đến người sản xuất. Ngoài ra, thuốc lá là cây truyền thống của Krông Pa đã đem lại thu nhập đáng kể hàng năm của người dân. Nhưng bên cạnh đó cũng để lại nhiều hệ lụy trên vùng đất này như việc phá rừng để lấy củi làm chất đốt cho các lò sấy thuốc, nông dân sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật cho cây thuốc lá sẽ để lại những di họa về sau cho môi trường... Trong chăn nuôi, đàn bò ở Krông Pa có số lượng lớn và đem lại thu nhập khá cho nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, nơi đây thiếu những đồng cỏ rộng để phát triển chăn nuôi lớn mang tính chất công nghiệp và khó có điều kiện để cải tạo chất lượng đàn bò.

Có thể nói, đến nay người dân Krông Pa đã ước mơ và chờ đợi thời gian khá dài để có được những cơ sở hạ tầng cơ bản như: Đường sá, thủy lợi, nước sinh hoạt... có điều kiện yên tâm đầu tư sản xuất nhằm nâng cao đời sống, xây dựng quê hương giàu đẹp, nhưng thực tế đã không đạt được như những gì mà các dự án đã thể hiện ban đầu. Đây là trở ngại lớn cho việc hoạch định sự phát triển của địa phương trong những năm tới nhằm đưa Krông Pa tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

Bùi Quang Vinh
 

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.