Kông Chro: Gian nan xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song hiện nay xây dựng nông thôn mới vẫn đang là một chặng đường khá gian nan đối với huyện Kông Chro. Điều đáng nói, khi Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai được ban hành, nhiều xã của huyện này đã bị sụt giảm tiêu chí đáng kể.

Những thách thức mới

Ông Huỳnh Ngọc Ẩn-Phó Chủ tịch UBND huyện, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện Kông Chro, cho biết: Tháng 3-2017, UBND tỉnh Gia Lai đã ra Quyết định số 250/QĐ-UBND ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 thực hiện trên địa bàn tỉnh thay thế cho Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 3-2-2015. Trên cơ sở này, huyện đã chỉ đạo các xã rà soát lại mức độ đạt các chỉ tiêu, tiêu chí của địa phương mình; đồng thời tổ chức hội nghị đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện.

Hầu hết các xã ở Kông Chro đều đã có Nhà văn hóa song theo Bộ tiêu chí mới thì vẫn chưa đạt yêu cầu. Ảnh: Hồng Thi
Hầu hết các xã ở Kông Chro đều đã có Nhà văn hóa song theo Bộ tiêu chí mới thì vẫn chưa đạt yêu cầu. Ảnh: Hồng Thi

Kết quả, hầu hết các xã đều bị sụt giảm khá nhiều tiêu chí đã đạt được trước đây; thứ hạng giữa các xã cũng có sự thay đổi. Tính đến cuối năm 2016, huyện Kông Chro đã có 2 xã đạt 9/19 tiêu chí là Đak Kơ Ning, Yang Nam; 5 xã đạt 8/19 tiêu chí gồm: Ya Ma, An Trung, Yang Trung, Chư Krey, Đak Tpang; 1 xã đạt 7/19 tiêu chí là Kông Yang; 3 xã đạt 6/19 tiêu chí là Đak Pơ Pho, Sró, Đak Pling và 2 xã đạt 5 tiêu chí là Đak Sông, Chơ Long. Thế nhưng hiện nay, qua đánh giá lại, chỉ mỗi xã Đak Kơ Ning là duy trì được 9 tiêu chí, đồng hạng có thêm Ya Ma và Chư Krey; các xã Kông Yang, An Trung, Sró đạt 8 tiêu chí; Đak Sông, Yang Trung, Đak Tpang đạt 7 tiêu chí; Yang Nam tụt xuống còn 6 tiêu chí xếp cùng với Đak Pơ Pho và Đak Pling; riêng xã Chơ Long vẫn chỉ đạt 5 tiêu chí.

Bên cạnh đó, qua rà soát còn cho thấy có 7/19 tiêu chí gồm: Giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, môi trường và an toàn thực phẩm, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật hiện vẫn chưa có xã nào của huyện Kông Chro đạt được. Đây cũng là một thách thức không nhỏ trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Hộ nghèo và Thu nhập là 2 tiêu chí vô cùng khó trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kông Chro. Ảnh: Hồng Thi
Hộ nghèo và Thu nhập là 2 tiêu chí vô cùng khó trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kông Chro. Ảnh: Hồng Thi

Lý giải cho tình trạng trên, Phó Chủ tịch UBND huyện Huỳnh Ngọc Ẩn phân tích: Ở Bộ tiêu chí mới này có nhiều tiêu chí được bổ sung thêm nội dung và nâng cao hơn về chất lượng, dẫn đến những tiêu chí các xã vốn đã đạt lại trở thành chưa đạt. Chẳng hạn, tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa có thêm chỉ tiêu xã phải có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi phải đảm bảo điều kiện và có nội dung hoạt động chống đuối nước cho trẻ em; tiêu chí về thủy lợi thì nay phải đảm bảo tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên. Riêng tiêu chí thu nhập, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 phải đạt 38 triệu đồng/người/năm trong khi trước đây chỉ cần đạt 27 triệu đồng/người/năm… Với một huyện khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, hủ tục vẫn còn ăn sâu trong nếp nghĩ và sinh hoạt của người dân như Kông Chro, đây thật sự là một trở ngại rất lớn.

Quyết tâm vượt khó

Là một trong 3 xã được huyện Kông Chro chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới, Yang Nam luôn nỗ lực phấn đấu “cán đích” vào cuối năm 2018 theo đúng lộ trình đề ra. Tuy nhiên, sau đợt rà soát, xã đã bị sụt giảm khá nhiều tiêu chí. Ông Nguyễn Hữu Thức-Phó Chủ tịch UBND xã Yang Nam, cho hay: “Tính đến trước thời điểm rà soát, xã đã đạt được 10/19 tiêu chí, nay thì chỉ còn 6/19 tiêu chí. Nguyên nhân là vì các tiêu chí mới yêu cầu cao hơn cũ, thậm chí còn bổ sung thêm nhiều chỉ tiêu nhỏ nữa nên khi đánh giá lại thì một số tiêu chí xã vẫn chưa đạt. Do đó, chúng tôi cần phải cố gắng hơn nữa để duy trì các tiêu chí đã đạt và tiếp tục xây dựng, bù đắp những tiêu chí bị sụt giảm cũng như chưa đạt, quyết tâm đưa xã nhà hoàn thành nông thôn mới sớm nhất có thể”.

Huy động mọi nguồn lực để chung tay xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Hồng Thi
Huy động mọi nguồn lực để chung tay xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Hồng Thi

Quyết tâm ấy của xã Yang Nam cũng chính là quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân huyện Kông Chro. Trao đổi về định hướng trong thời gian tới, ông Ẩn nói: Ngày 15-5 vừa qua, UBND tỉnh tiếp tục có Quyết định số 392/QĐ-UBND ban hành hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trong đó đã giải thích, hướng dẫn rất chi tiết, cụ thể và dễ hiểu nội dung từng tiêu chí. Điều này sẽ giúp quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở thuận lợi và dễ dàng hơn. Trước mắt, huyện sẽ tiếp tục yêu cầu các xã rà soát, đánh giá lại một lần nữa mức độ các tiêu chí đã đạt được cho thật chính xác theo hướng dẫn của tỉnh. Sau khi hoàn thành, căn cứ vào kết quả thực tế, huyện sẽ tiến hành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đề án nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, huyện còn yêu cầu các xã đăng ký hoàn thành ít nhất 3 tiêu chí nông thôn mới mỗi năm. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tập huấn, tuyên truyền; huy động nguồn lực chung tay xây dựng nông thôn mới; ưu tiên xây dựng công trình cấp bách, phục vụ phát triển sản xuất. Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới được đưa vào nội dung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị để bình xét thi đua hàng năm của các địa phương, đơn vị. Công tác kiểm tra, giám sát cũng sẽ được tăng cường hơn nữa nhằm phát hiện kịp thời những đơn vị làm tốt để biểu dương, nhân rộng; phê bình và uốn nắn những đơn vị triển khai chậm, không hoàn thành kế hoạch…

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.