Nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có không ít hộ dân canh tác cây hồ tiêu đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do cây hồ tiêu chết hàng loạt. Thế nhưng, chỉ cách trung tâm TP. Pleiku hơn chục cây số lại có một vườn tiêu mơn mởn, trăm trụ như một do biết áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Chuyến công tác về xã Tân Sơn, TP. Pleiku, chúng tôi đến hơi sớm so với thời gian quy định. Bên chén nước trà, từ cán bộ cho đến người dân ai ai cũng trầm trồ bàn luận về anh, một nông dân dám bứt phá, dám nghĩ, dám làm, biết đúc rút kinh nghiệm, áp dụng phương pháp kỹ thuật đã mang lại hiệu quả thiết thực trong lao động, sản xuất. Với bản tính tò mò, được sự giúp sức của ông Chủ tịch xã, chúng tôi đã tìm về thôn 9 của xã để được tận mắt thấy, tai nghe.
Trong bộ đồ lao động, với dáng người nhỏ thó đứng khuất giữa vườn cây hồ tiêu, ới mãi mới tìm được anh. Qua trò chuyện, được biết anh tên Nguyễn Văn Ngữ (52 tuổi) quê gốc ở xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, theo cha mẹ lên đây lập nghiệp từ nhỏ. Từ cuộc mưu sinh, vất vả làm đủ nghề, nào trồng lúa nước, hoa màu... thế nhưng cuộc sống vẫn muôn vàn khó khăn, vất vả. Có được ít đất vườn canh tác hoa màu thấy hiệu quả kinh tế không cao, anh đã mạnh dạn vay vốn trồng cây hồ tiêu. Bài học từ cô em ruột, vườn tiêu hơn héc ta phải trồng đi, trồng lại nhiều lần mà vẫn bị chết, cây sống hiệu quả lại không cao, anh quyết tâm tìm ra nguyên nhân, rồi áp dụng cho mình.
Dẫn chúng tôi dạo quanh vườn cây hồ tiêu 800 trụ, 2 năm tuổi cao quá đầu người cành lá sum sê, mơn mởn, trăm trụ như một đang bắt đầu cho ra quả bói, anh Ngữ không ngần ngại khoe: Có được vườn tiêu tốt, đều, nhiều cành và đặc biệt không có một cây nào chết như thế này là cả một quá trình đấy các anh ạ. Yếu tố đầu tiên phải nói đến đó là khâu kỹ thuật, kỹ thuật ở đây bao gồm cách chọn giống, phân, khâu chăm sóc…
Theo anh Ngữ để trồng lên được một gốc hồ tiêu phát triển tốt, đạt năng suất cao cần phải chú ý những yếu tố sau: Thứ nhất đó là đào hố, hố phải được đào sâu ít nhất là 50 cm, rộng 50 cm, xạc đất xung quanh miệng hố xuống rồi sử dụng phân bò được ủ vôi, thuốc trừ sâu bón lót để diệt trừ mầm bệnh có trong đất, trong phân rồi trộn đều phân và đất được xạc xuống hố cho đều. Thứ hai, cây giống hồ tiêu nên trồng giống hồ tiêu Vĩnh Linh rất phù hợp cho đất đỏ bazan ở Tây Nguyên và phải được ươm trong túi ni lông, tiêu được ươm và chăm sóc trước nên khi xuống giống rất ít bị chết vì đã có rất nhiều rễ mọc từ trước. Với phân, nhất thiết phải có phân chuồng (phân trâu, bò) ủ hoai với vôi và thuốc trừ sâu, mỗi năm bón cho một gốc hồ tiêu ít nhất 30 kg. Phân hóa học nên sử dụng phân tổng hợp là đủ chất dinh dưỡng và bón với một số lượng thích hợp, nhưng cũng không nên lạm dụng phân hoá học quá nhiều. Sau khoảng 15-20 ngày khi bón lót phân chuồng xuống hố mới tiến hành xuống giống. Theo kinh nghiệm nhiều năm của anh Ngữ, tốt nhất là trụ đúc bằng xi măng, trụ xi măng rất chắc chắn, độ bền tốt vĩnh viễn, giá cả lại hợp lý (với giá bây giờ 1 trụ tính tất cả chi phí giá 130.000 đồng). Anh Ngữ khẳng định: Đúc rút kinh nghiệm rất thực tế, đã từng chứng kiến rất nhiều trong việc thất bại của nhiều hộ trồng cây hồ tiêu, vì “tiếc” khi thấy ngọn tiêu ác vươn cao mà không dám cắt bỏ, còn anh không “thương tiếc” bởi ngọn tiêu trên chỉ vươn cao mà không có cành. Nói rồi, anh cũng không quên nhắc rằng, khâu kỹ thuật chăm sóc mới là khâu then chốt. Theo quan niệm người ta cứ nghĩ, chỉ có cây cà phê hàng năm mới ép xanh là không phải, cứ hàng năm, bước vào mùa mưa anh mạnh dạn ép xanh (đào 4 phía gốc tiêu) độ sâu càng sâu càng tốt, rộng khoảng 20-25 cm, bỏ phân chuồng đã qua xử lý rồi lấp đất xuống. Khi cây tiêu lớn lên, bộ rễ ăn lan rộng ra bám được độ sâu, rộng. Cũng theo anh, mùa mưa Tây Nguyên có khi cả tháng mưa ròng nước ngập, cây tiêu ứ nước sẽ chết, nếu đào ép xanh xuống sâu nước dễ rút ngấm sâu vào lòng đất phần nào hạn chế ứ đọng nước, cây tiêu ít bị chết.
Ông Phạm Phụng-Chủ tịch UBND xã Tân Sơn đến lúc này mới chịu tiết lộ: “Đây là một mô hình rất đáng học tập, trước tình trạng hiện nay rất nhiều hộ gia đình trong tỉnh điêu đứng khi trồng cây hồ tiêu do ít có kinh nghiệm nên để chết hàng loạt. Biết được hộ gia đình anh Ngữ dám mạnh dạn áp dụng phương pháp làm mới mang lại hiệu quả cao, địa phương chúng tôi đã tuyên truyền sâu rộng đến bà con các dân tộc trên địa bàn về cách trồng cây hồ tiêu có hiệu quả như hộ gia đình anh Ngữ để bà con đến học tập”.
Ông Phụng cũng cho chúng tôi biết thêm: Không những người dân trong xã đến tham quan, học tập mà thời gian qua những “đại gia” dân vùng tiêu nổi tiếng của “vùng đất hồ tiêu Chư Sê” đã nhiều lần đánh xe chở cả “đội quân” tới hàng mấy chục hộ dân xuống đây tham quan, học hỏi đấy.
Chia tay gia đình anh, ra về trong lòng tôi đầy khâm phục. Một người nông dân dám bứt phá, tự học hỏi rồi đúc rút kinh nghiệm, “dám nghĩ, dám làm” để có ngày hôm nay. Với ước tính sơ bộ của chúng tôi, một vườn tiêu 800 trụ tốt, đẹp, sum sê như vườn tiêu của anh Ngữ, hai năm sau, mỗi trụ cho thu hoạch 6-7 kg hạt tiêu khô, tạm tính như giá thời điểm hiện nay mỗi kg 100.000 đồng thì chẳng mấy chốc anh chị sẽ trở thành tỷ phú.
Chuyến công tác về xã Tân Sơn, TP. Pleiku, chúng tôi đến hơi sớm so với thời gian quy định. Bên chén nước trà, từ cán bộ cho đến người dân ai ai cũng trầm trồ bàn luận về anh, một nông dân dám bứt phá, dám nghĩ, dám làm, biết đúc rút kinh nghiệm, áp dụng phương pháp kỹ thuật đã mang lại hiệu quả thiết thực trong lao động, sản xuất. Với bản tính tò mò, được sự giúp sức của ông Chủ tịch xã, chúng tôi đã tìm về thôn 9 của xã để được tận mắt thấy, tai nghe.
Ông Nguyễn Văn Ngữ đang chỉ dẫn kỹ thuật cắt cành, ngọn tiêu ác. Ảnh: Xuân Hoàng |
Dẫn chúng tôi dạo quanh vườn cây hồ tiêu 800 trụ, 2 năm tuổi cao quá đầu người cành lá sum sê, mơn mởn, trăm trụ như một đang bắt đầu cho ra quả bói, anh Ngữ không ngần ngại khoe: Có được vườn tiêu tốt, đều, nhiều cành và đặc biệt không có một cây nào chết như thế này là cả một quá trình đấy các anh ạ. Yếu tố đầu tiên phải nói đến đó là khâu kỹ thuật, kỹ thuật ở đây bao gồm cách chọn giống, phân, khâu chăm sóc…
Theo anh Ngữ để trồng lên được một gốc hồ tiêu phát triển tốt, đạt năng suất cao cần phải chú ý những yếu tố sau: Thứ nhất đó là đào hố, hố phải được đào sâu ít nhất là 50 cm, rộng 50 cm, xạc đất xung quanh miệng hố xuống rồi sử dụng phân bò được ủ vôi, thuốc trừ sâu bón lót để diệt trừ mầm bệnh có trong đất, trong phân rồi trộn đều phân và đất được xạc xuống hố cho đều. Thứ hai, cây giống hồ tiêu nên trồng giống hồ tiêu Vĩnh Linh rất phù hợp cho đất đỏ bazan ở Tây Nguyên và phải được ươm trong túi ni lông, tiêu được ươm và chăm sóc trước nên khi xuống giống rất ít bị chết vì đã có rất nhiều rễ mọc từ trước. Với phân, nhất thiết phải có phân chuồng (phân trâu, bò) ủ hoai với vôi và thuốc trừ sâu, mỗi năm bón cho một gốc hồ tiêu ít nhất 30 kg. Phân hóa học nên sử dụng phân tổng hợp là đủ chất dinh dưỡng và bón với một số lượng thích hợp, nhưng cũng không nên lạm dụng phân hoá học quá nhiều. Sau khoảng 15-20 ngày khi bón lót phân chuồng xuống hố mới tiến hành xuống giống. Theo kinh nghiệm nhiều năm của anh Ngữ, tốt nhất là trụ đúc bằng xi măng, trụ xi măng rất chắc chắn, độ bền tốt vĩnh viễn, giá cả lại hợp lý (với giá bây giờ 1 trụ tính tất cả chi phí giá 130.000 đồng). Anh Ngữ khẳng định: Đúc rút kinh nghiệm rất thực tế, đã từng chứng kiến rất nhiều trong việc thất bại của nhiều hộ trồng cây hồ tiêu, vì “tiếc” khi thấy ngọn tiêu ác vươn cao mà không dám cắt bỏ, còn anh không “thương tiếc” bởi ngọn tiêu trên chỉ vươn cao mà không có cành. Nói rồi, anh cũng không quên nhắc rằng, khâu kỹ thuật chăm sóc mới là khâu then chốt. Theo quan niệm người ta cứ nghĩ, chỉ có cây cà phê hàng năm mới ép xanh là không phải, cứ hàng năm, bước vào mùa mưa anh mạnh dạn ép xanh (đào 4 phía gốc tiêu) độ sâu càng sâu càng tốt, rộng khoảng 20-25 cm, bỏ phân chuồng đã qua xử lý rồi lấp đất xuống. Khi cây tiêu lớn lên, bộ rễ ăn lan rộng ra bám được độ sâu, rộng. Cũng theo anh, mùa mưa Tây Nguyên có khi cả tháng mưa ròng nước ngập, cây tiêu ứ nước sẽ chết, nếu đào ép xanh xuống sâu nước dễ rút ngấm sâu vào lòng đất phần nào hạn chế ứ đọng nước, cây tiêu ít bị chết.
Ông Phạm Phụng-Chủ tịch UBND xã Tân Sơn đến lúc này mới chịu tiết lộ: “Đây là một mô hình rất đáng học tập, trước tình trạng hiện nay rất nhiều hộ gia đình trong tỉnh điêu đứng khi trồng cây hồ tiêu do ít có kinh nghiệm nên để chết hàng loạt. Biết được hộ gia đình anh Ngữ dám mạnh dạn áp dụng phương pháp làm mới mang lại hiệu quả cao, địa phương chúng tôi đã tuyên truyền sâu rộng đến bà con các dân tộc trên địa bàn về cách trồng cây hồ tiêu có hiệu quả như hộ gia đình anh Ngữ để bà con đến học tập”.
Ông Phụng cũng cho chúng tôi biết thêm: Không những người dân trong xã đến tham quan, học tập mà thời gian qua những “đại gia” dân vùng tiêu nổi tiếng của “vùng đất hồ tiêu Chư Sê” đã nhiều lần đánh xe chở cả “đội quân” tới hàng mấy chục hộ dân xuống đây tham quan, học hỏi đấy.
Chia tay gia đình anh, ra về trong lòng tôi đầy khâm phục. Một người nông dân dám bứt phá, tự học hỏi rồi đúc rút kinh nghiệm, “dám nghĩ, dám làm” để có ngày hôm nay. Với ước tính sơ bộ của chúng tôi, một vườn tiêu 800 trụ tốt, đẹp, sum sê như vườn tiêu của anh Ngữ, hai năm sau, mỗi trụ cho thu hoạch 6-7 kg hạt tiêu khô, tạm tính như giá thời điểm hiện nay mỗi kg 100.000 đồng thì chẳng mấy chốc anh chị sẽ trở thành tỷ phú.
Xuân Hoàng