Kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngược với kết quả xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2013 với 47 triệu USD, đạt 12% kế hoạch và tăng gần 36% so với cùng kỳ năm ngoái thì những tháng tiếp theo kim ngạch xuất khẩu của Gia Lai giảm dần và giảm mạnh vào tháng 5. Theo đó kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 105,07 triệu USD, bằng 26,94% kế hoạch, giảm 49,53% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo lãnh đạo Sở Công thương thì việc xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng đều giảm cả về lượng lẫn giá trị. Trong đó, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh như cà phê, cao su… gặp nhiều khó khăn nhất. Cụ thể, mặt hàng cà phê trong 5 tháng chỉ xuất khẩu được 31.012 tấn (tương đương 66,21 triệu USD), giảm 56,51% về lượng và 54,68% giá trị; mặt hàng cao su đạt 3.200 tấn (tương đương 8,52 triệu USD), giảm 35,57% về lượng và 50,81% giá trị; mì lát đạt 23.311,72 tấn (tương đương 6,07 triệu USD), giảm 67,07% về lượng và 64,06% giá trị; gỗ tinh chế đạt 2,529 triệu USD, giảm 54,88%; hàng khác đạt 21,73 triệu USD giảm 2,36%.

 

Sản xuất, chế biến tinh bột mì. Ảnh: L.L
Sản xuất, chế biến tinh bột mì. Ảnh: L.L

Lý giải nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, ông Huỳnh Ngọc Tục-Giám đốc Sở Công thương cho rằng có 2 nguyên nhân chính. Nguyên nhân khách quan là do suy giảm kinh tế, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, biểu hiện cung lớn hơn cầu và đặc biệt là giá cả thị trường thế giới có nhiều biến động. Điển hình như mặt hàng cà phê lên xuống liên tục và hiện giá thị trường chỉ còn 40.200 đồng/kg gây bất lợi cho các đơn vị kinh doanh, xuất khẩu.

Còn nguyên nhân chủ quan là do tình hình tranh mua tranh bán của các doanh nghiệp làm xuất khẩu. Một số doanh nghiệp ngoài tỉnh đến địa bàn lập chi nhánh thực hiện mua, bán xong là giải thể gây thất thoát thuế cho tỉnh. Thậm chí có trường hợp doanh nghiệp lợi dụng chính sách của Nhà nước về giảm thuế, giãn thuế để “phá giá” bằng cách mua với giá cao hơn khiến những doanh nghiệp xuất khẩu lớn (doanh nghiệp FDI) và doanh nghiệp địa phương khó cạnh tranh.

Chẳng hạn như trường hợp Công ty TNHH Louis Dreyfus-đơn vị chủ lực trong xuất khẩu cà phê của tỉnh, do bị ảnh hưởng bởi tình hình thương nhân tranh mua tranh bán, doanh nghiệp đã không mua được hàng, nên sản lượng cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp giảm hơn 60% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp địa phương cũng giảm sản lượng xuất khẩu đáng kể như: Xí nghiệp tư doanh Hoa Trang giảm 49%, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp giảm 52%, Công ty TNHH Trung Hiếu giảm 55%...

 

Ông Huỳnh Ngọc Tục cho biết: Sở đang phối hợp với các ngành tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị xuất khẩu, đặc biệt là nguồn vốn vay ngân hàng. Ngăn chặn tình trạng tranh mua, tranh bán; tăng cường biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường. Song song đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp giao thương với các đối tác, cập nhật kịp thời tình hình quốc tế…

Tương tự, giá cao su xuất khẩu cũng giảm liên tục khiến sản lượng xuất khẩu của các đơn vị giảm mạnh. Trong đó, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah và Mang Yang, cùng các đơn vị thuộc Binh đoàn 15 đều không xuất khẩu làm giảm hơn 2.000 tấn. Một số công ty khác tuy có xuất khẩu nhưng sản lượng khá khiêm tốn, cụ thể: Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê giảm 33%, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông giảm 11%...

Kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhưng theo ông Tục thì sản lượng tồn kho của tỉnh là không đáng kể, bởi hiện nay đã là thời điểm cuối niên vụ nên lượng cà phê trong dân không còn nhiều, hơn nữa sản lượng cà phê năm nay đạt thấp chỉ bằng 70% niên vụ 2011-2012. Trong khi mặt hàng cao su chủ yếu lại chuyển sang kinh doanh nội địa và hiện vẫn chưa vào vụ khai thác.

Các mặt hàng khác như đường, tinh bột mì đều có mức tiêu thụ tốt; một số mặt hàng khác như xi măng do thị trường tiêu thụ chậm nên sản xuất cầm chừng (nhu cầu đến đâu sản xuất đến đó). Đối với các mặt hàng thuộc ngành công nghiệp chế biến, hàng tiêu dùng việc tồn kho càng khó xảy ra vì hầu hết đều không sản xuất tại Gia Lai mà chủ yếu nhập từ nơi khác, do đó các đơn vị kinh doanh chỉ nhập theo nhu cầu thị trường...

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm