Khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Như tin đã đưa, từ đêm 14 đến ngày 15-11-2013, trên địa bàn các huyện phía Đông của tỉnh xảy ra mưa lớn, cùng với lượng nước do thủy điện An Khê-Ka Nak xả lũ vào chiều tối 15-11 làm ngập úng gây thiệt hại nặng về tài sản, hoa màu và tính mạng của người dân. Hiện nay, người dân và chính quyền địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định đời sống và sản xuất...

Thiệt hại nặng về tài sản, hoa màu
 

Thu dọn rác thải trên thành cầu sông Ba (thị xã An Khê).
Thu dọn rác thải trên thành cầu sông Ba (thị xã An Khê).

Tại huyện Đak Pơ, nước sông Ba dâng cao, chảy xiết làm cho 2 nhà dân gần lưu vực sông bị sập, 146 ngôi nhà ở các xã Yang Bắc, Ya Hội, Tân An và Phú An bị ngập nước, trong đó có 36 nhà bị ngập nặng, thiệt hại 640 triệu trồng. Tại Trạm bơm điện Tân Hội (xã Tân An), 4 mô tơ 33 kW, 1 tủ điện điều khiển vận hành trạm bơm bị hư hỏng, tổng giá trị thiệt hại trên 200 triệu đồng. Về cơ sở hạ tầng giao thông, hơn 3.025 mét đường giao thông, 1 bờ kè, đập tràn bị hư hỏng, thiệt hại 1,1 tỷ đồng. Một số đoạn đường bị ngập sâu nên ách tắt giao thông trong nhiều giờ. Hơn 173 ha lúa nước, bắp, mía, hoa màu các loại bị ngập úng và hư hại, thiệt hại gần 1,2 tỷ đồng.

Trên địa bàn thị xã An Khê, mưa lớn trên diện rộng cùng với việc xả lũ của các hồ thủy điện đã gây ngập ở một số địa bàn, làm sạt lở một số bờ đập của công trình thủy lợi. Một số tuyến đường, hệ thống cây xanh, điện chiếu sáng trên địa bàn thị xã bị hư hỏng nặng, ước tính tổng thiệt hại trên 13 tỷ đồng. Trong đó chịu thiệt hại nặng nhất là các phường An Bình, Ngô Mây, An Phú…

Nước lũ tràn về làm ngập 375 nhà dân, làm hư hỏng các vật dụng trong gia đình, nhiều cửa hàng tạp hóa, vật liệu xây dựng bị nước nhấn chìm do không kịp di chuyển. Hơn 55 ha hoa màu các loại bị nước ngập úng, 22 tấn lương thực, thực phẩm bị ngập trong nước, gần 2.000 con gia súc, gia cầm và 10 tấn cá bị cuốn trôi. Đặc biệt, nước lũ làm hư hỏng, sạt lở khoảng 36 km đường giao thông nông thôn, hơn 400 mét đường nội thị, nhiều công trình thủy lợi bị sạt lở nặng…

Thống kê sơ bộ, huyện Kông Chro có 4 trụ điện đường khu vực cầu Yang Trung bị hỏng, hư 250 mét dây điện đường chiếu sáng, 30 nhà dân bị ngập. Đặc biệt, trận lũ bất ngờ này còn gây thiệt hại nặng với trên 200 ha lúa nước, lúa rẫy và hoa màu của người dân và làm gãy một đoạn lan can cầu Yang Trung  dài khoảng 4 mét. Bên cạnh đó, nước mạnh bất ngờ đổ về đã cuốn trôi 10 tấn mía vừa mới chặt xong của gia đình ông Nguyễn Xuân Của-thôn Gia Yên, xã An Trung khiến gia đình ông hoàn toàn bị trắng tay. Không những vậy, tuyến đường giao thông liên xã đi xã Đak Tơ Pang bị ngập lụt và hư hỏng nặng khiến giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn.

 

Ảnh: Q. Tấn
Ảnh: Q. Tấn

Theo báo cáo mới nhất của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang, ước tính thiệt hại do đợt lũ lụt vừa qua lên đến khoảng 9,597 tỷ đồng. Cụ thể hệ thống đường giao thông bị sạt lở, cầu cống bị cuốn trôi ước thiệt hại khoảng 7,5 tỷ đồng. Công trình thủy lợi Đê Bar (xã Tơ Tung) bị vỡ tại vị trí cống xả cát; tiêu năng tràn xả lũ hồ Buôn Lưới bị sạt lở gây ngập cầu dân sinh; thủy lợi Đak Nia (xã Krong), kênh chính thủy lợi Đak Jăng (xã Lơ Ku) ước thiệt hại khoảng 875 triệu đồng. Thiệt hại về nhà cửa, phương tiện ước khoảng 875 triệu đồng, gồm 44 nhà dân bị ngập phải di dời người và tài sản đến nơi an toàn, sạt lở móng nhà, trôi mất xe máy, xuồng, 2 tấn lúa bị ngập. Còn thiệt hại về hoa màu, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản khoảng 902 triệu đồng…

Khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt

Ngay trong ngày 17-11, khi nước bắt đầu rút, lãnh đạo UBND huyện Đak Pơ đã chỉ đạo các xã và các phòng ban vận động giúp đỡ các xã bị thiệt hại ổn định đời sống cho nhân dân và tập trung sản xuất. Ngành Y tế huyện tổ chức trực cấp cứu 24/24 giờ, cấp và phát thuốc miễn phí kịp thời và hướng dẫn bà con vùng ngập lụt vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước để có nước dùng trong sinh hoạt.

Ngành Giáo dục thống kê các gia đình có con em bị hư hỏng sách vở để mua cấp phát giúp các em đến trường ổn định việc học. Về cứu trợ các gia đình bị nước lũ cuốn trôi lương thực, ông Nguyễn Trường-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ cho biết: Trước mắt, UBND huyện chỉ đạo các xã bị thiệt hại trích nguồn kinh phí dự phòng của xã mua gạo cấp phát cho các hộ bị thiệt hại nặng, không để người dân thiếu đói.

Còn ông Mang Viên Tý-Trưởng phòng Kinh tế thị xã An Khê thì cho biết: “Thị xã đang khẩn trương tiến hành các biện pháp tiêu độc, khử trùng, vệ sinh các giếng nước, giúp người dân dọn dẹp nhà cửa, gia súc, gia cầm bị chết. Tập trung san ủi một số tuyến đường bị hư hỏng nghiêm trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và vận chuyển nông sản”.

 

Ảnh: Lê Nam
Ảnh: Lê Nam

Ông Võ Văn Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro nói: “Lãnh đạo UBND huyện đang tích cực kiểm tra các xã, khu vực bị thiệt hại để báo về UBND tỉnh. Huyện đang ưu tiên các nguồn vốn để xây dựng, sửa chữa các công trình cộng cộng bị hư hỏng do lũ lụt gây ra. Trước mắt, huyện trích nguồn kinh phí dự phòng đầu tư tu sửa thủy lợi Đak Tờ Năng (Đak Pling), các tuyến đường liên xã Đak Tơ Pang sang khu vục bãi rác.

Công tác khắc phục hậu quả lũ lụt cũng được lãnh đạo huyện Kbang tiến hành khẩn trương. Theo đó, UBND huyện chỉ đạo Phòng Kinh tế-Hạ tầng và các cơ quan chuyên môn tiến hành đắp bù đất mố cầu thuộc đường tránh Trường Sơn Đông để bảo vệ công trình; xử lý cắt dọn cây ngã đổ và đất đá sạt lở tại đèo (thôn 2, xã Sơn Lang) để thông xe tuyến đường Trường Sơn Đông; khắc phục cầu dân sinh tại xã Kông Lơng Khơng bị nước cuốn trôi; khơi thông hệ thống mương thoát nước các tuyến đường giao thông để hạn chế nước mưa chảy tràn; chỉ đạo người dân nhanh chóng thu hoạch hoa màu và khẩn trương tiến hành sản xuất vụ Đông Xuân 2013-2014; tu sửa một số công trình thủy lợi bị hư hỏng và tổ chức ra quân nạo vét kênh mương để đảm bảo sản xuất.

Riêng đối với những thiệt hại nhẹ nhân dân cùng với chính quyền địa phương đã tự khắc phục tạm thời để ổn định cuộc sống; đồng thời tiến hành thu hoạch hoa màu vùng ven sông, ven suối, vùng bị ngập úng và chuẩn bị cho sản xuất vụ Đông Xuân 2013-2014.

Nhóm P.V Kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.