Kbang: Chú trọng công tác phòng, chống HIV/AIDS

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai)  đã đạt được nhiều kết quả. Số người nhiễm HIV phát hiện mới giảm theo từng năm, riêng năm 2012 không có trường hợp mới nào.

Năm 1997, huyện Kbang phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên do xét nghiệm máu để phẫu thuật tại tuyến tỉnh. Bệnh nhân là một người dân làm nông nghiệp di cư từ Bắc vào làm ăn, sinh sống tại xã Sơn Lang. Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1997 đến nay, toàn huyện Kbang có 16 người nhiễm HIV, trong đó 9 trường hợp đã tử vong, 3 trường hợp mất dấu, còn sống là 4 trường hợp (2 nam, 2 nữ). Hiện tại, 6/14 xã, thị trấn của huyện có người nhiễm HIV. Đường lây truyền HIV ở đây chủ yếu là đường máu (tiêm chích ma túy) và đường tình dục.
 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hàng năm, Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS từ huyện đến xã, thị trấn được củng cố và kiện toàn từng bước quy chế hoạt động. Hiện nay, toàn huyện Kbang có 14 người làm chuyên trách về HIV/AIDS tại 14 xã, thị trấn đảm nhận công tác truyền thông. Riêng 5 địa phương trọng điểm (gần đường quốc lộ, đông dân cư và có người nhiễm) gồm thị trấn Kbang và các xã: Nghĩa An, Đak H’lơ, Sơn Lang, Sơ Pai còn có thêm 1 cộng tác viên tại mỗi địa bàn.

Song song với việc đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS tới 100% cán bộ, đảng viên, đội ngũ cán bộ y tế thôn, làng đều được tập huấn, trang bị kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, về tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở... Tính đến thời điểm hiện tại, Kbang đã tổ chức được 2 lớp tập huấn:  Đợt 1 vào tháng 5-2012, do Trung tâm y tế dự phòng huyện tự tổ chức với nội dung “Lập bản đồ điểm nóng” (tức các xã có tụ điểm tiêm chích, mại dâm); đợt 2 tập huấn về “Cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân tại nhà”, do Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh phối hợp với Trung tâm y tế Kbang tổ chức vào tháng 10-2012.

Ngoài ra, Trung tâm còn chú trọng việc nâng cao kiến thức, chống phân biệt kỳ thị với người nhiễm HIV. Hình thức chủ yếu là thông qua việc truyền thông trực tiếp (đến nhà nói chuyện, phát thanh hoặc video cho nhân dân nghe, xem…); đồng thời kết hợp tuyên truyền trên sóng của Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, tuyên truyền lưu động, treo băng rôn... và lồng ghép, phổ biến kỹ năng phòng, chống HIV/AIDS trong các buổi hội, họp cũng như hoạt động phong trào văn nghệ tại địa phương.

Từ đầu năm đến nay, hơn 17.500 lượt người đã được truyền thông trực tiếp về thay đổi hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV , góp phần làm thay đổi nhận thức và hành vi về phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt trong các nhóm nguy cơ cao.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, các dịch vụ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, tư vấn xét nghiệm cũng được đẩy mạnh. Đến tháng 9-2012, Trung tâm đã tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho 595 người. Trong đó, xét nghiệm cho phụ nữ mang thai lúc chuyển dạ là 331 người.

Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy- chuyên trách HIV, kiêm cử nhân xét nghiệm tại Trung tâm y tế dự phòng huyện Kbang- cho biết: Được sự quan tâm của các cấp chính quyền huyện, sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Trung tâm y tế cùng với sự phối hợp của các ban, ngành đoàn thể, công tác phòng chống HIV/AIDS trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tập huấn được tổ chức đạt kết quả tốt, hoạt động truyền thông từ huyện đến xã ngày càng được hoàn thiện hơn về mặt hình thức và nội dung.

Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng theo chị Thúy, công tác phòng chống HIV/AIDS tại huyện Kbang cũng còn nhiều khó khăn và tồn tại: Trình độ dân trí của đồng bào các xã vùng sâu còn thấp, nhận thức và sự hiểu biết về HIV vẫn còn nhiều mặt hạn chế; mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS còn mỏng, phương tiện truyền thông (loa, đài) còn thiếu, kinh phí hoạt động còn thấp; một số cán bộ chuyên trách chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong việc tư vấn và hoạt động truyền thông; việc tư vấn cho bệnh nhân HIV còn gặp nhiều khó khăn do tính pháp luật đảm bảo bí mật và sự kỳ thị phân biệt đối xử tại cộng đồng; tình trạng dân di cư tự do hàng năm gia tăng; việc buôn bán, tiêm chích ma túy vẫn đang tiếp diễn và ngày càng phức tạp, các đối tượng nghiện chích ma túy thường xuyên thay đổi tụ điểm nên rất khó quản lý...

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.
An Khê: Hơn 200 người hiến máu tình nguyện

An Khê: Hơn 200 người hiến máu tình nguyện

(GLO)- Sáng 28-5, Ban Vận động hiến máu tình nguyện thị xã An Khê phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thị xã và Khoa Huyết học-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hiến máu tình nguyện lần thứ I năm 2017.
Gia Lai nỗ lực dập tắt sốt xuất huyết

Gia Lai nỗ lực dập tắt sốt xuất huyết

(GLO)- Bệnh sốt xuất huyết (SXH) vẫn còn dai dẳng ở một số địa phương trong tỉnh Gia Lai nên ngành Y tế đang cùng các cấp chính quyền tập trung xử lý để dập tắt hoàn toàn SXH, đảm bảo an toàn sức khỏe người dân.
Quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân

Quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân

(GLO)- Thời gian qua, tập thể cán bộ Trạm Y tế xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, làm tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
Phát hiện thuốc tim mạch Vastarel giả

Phát hiện thuốc tim mạch Vastarel giả

Ngày 19-4, Cục Quản lý dược cho biết, văn phòng đại diện tại Hà Nội của Công ty Les Laboratories Servier mới đây đã gửi báo cáo kèm theo kết quả điều tra, phân tích hóa học, đặc điểm nhận biết về thuốc giả mang tên Vastarel 20mg, số đăng ký VN-16510-13, số lô sản xuất: 929852, vỉ 30 viên, trên nhãn ghi mạo danh nhà sản xuất là Công ty Les Laboratories Servier - France.