Ích lợi bất ngờ của gừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gừng được biết đến như một loại gia vị. Tại các nước châu Á, gừng còn được sử dụng cho mục đích y học.

Giúp tiêu hóa: Theo các chuyên gia y tế, gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Nhai gừng tươi là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày.

 

 

Ngừng nôn mửa: Nhiều phụ nữ mang thai chủ yếu dựa vào gừng khi bị ốm nghén. Gừng phát huy công dụng hiệu quả trong việc chống lại buồn nôn và ói mửa do chứa các hoạt chất gingerol, zingerone và shogaols. Không chỉ giúp các bà bầu bớt triệu chứng nôn, gừng còn có tác dụng chống say và buồn nôn khi chúng ta đi tàu xe.

Hỗ trợ quá trình hóa trị: Nhờ tác dụng giảm nôn và buồn nôn, gừng thực sự hữu ích khi nói đến hóa trị. Báo cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ dựa trên một nghiên cứu ở động vật cho thấy gừng có thể hữu ích trong điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị liệu. Ngoài ra, gừng còn giúp tăng cảm giác ngon miệng khi người bệnh đang hóa trị hoặc vừa trải qua quá trình này.

Chống ung thư: Do chứa hoạt chất ginerol và zingerone có khả năng chống ô xy hóa và chống viêm mạnh, nên gừng giúp ngăn ngừa các u bướu có mầm mống ung thư hình thành cơ chế nuôi dưỡng tế bào ung thư. Trong một nghiên cứu được tiến hành ở chuột mang khối u, các nhà khoa học phát hiện gừng có thể giết chết tế bào ung thư theo hai cách khác nhau: một là apoptosis (tế bào tự tử) - hoạt chất có trong gừng làm cho các tế bào ung thư tự phá hủy trong khi không tác động đến các tế bào khỏe mạnh khác; hai là autophagy (tế bào tự tiêu hóa) - thúc đẩy các tế bào ung thư tự diệt. Ngoài ra, có gần 17 nghiên cứu khác trên cả động vật và con người đều cho thấy gừng không chỉ làm thu hẹp các khối u mà còn ngăn ngừa và làm giảm sự di căn của tế bào ung thư đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Làm ấm cơ thể: Do đặc tính cay và nóng, nên gừng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng nhiệt độ cơ thể bằng cách tăng co thắt mạch máu.

Giảm cholesterol: Theo các nghiên cứu gần đây, gừng có thể giúp hạ thấp mức độ cholesterol LDL xấu và làm tăng mức độ cholesterol HDL tốt. Nhiều bác sĩ đông y còn cho rằng gừng có thể giúp tim mạch khỏe hơn. Nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng gừng hữu ích trong việc giảm mức cholesterol và ngăn ngừa đông máu, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.

Giảm viêm đau: Chiết xuất từ gừng thường được sử dụng trong các loại thuốc truyền thống để giảm viêm. Các đặc tính chống viêm của gừng có được là nhờ chất men zingibain. Chất men này là một loại thuốc giảm đau tự nhiên, giúp giảm các cơn đau cơ, viêm khớp, thấp khớp, đau đầu hay đau nửa đầu. Tinh dầu gừng hoặc bột nhão gừng thường được dùng để mát xa giảm đau đầu, cơ bắp, căng cơ.

Mai Thương (theo thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.