Ia Pa: Tín dụng chính sách giúp người dân phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ở vùng đất khó Ia Pa (Gia Lai), kênh vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội được xác định là một nguồn lực quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo. Thông qua hoạt động tín dụng ủy thác đã có hàng ngàn lượt hộ nghèo dân tộc thiểu số được vay vốn để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Gia đình chị Rơ Chăm H'Đưng chăm sóc đàn bò. Ảnh: Sơn Ca
Gia đình chị Rơ Chăm H'Đưng chăm sóc đàn bò. Ảnh: Sơn Ca

Là địa bàn thuần nông, sau 13 năm thành lập huyện, Ia Pa còn khó khăn bộn bề, kinh tế-xã hội còn chậm phát triển, đời sống của đại bộ phận người dân tộc thiểu số vẫn trong vòng lẩn quẩn đói nghèo lạc hậu. Với phương châm “Nơi nào còn khó khăn, nơi đó có Ngân hàng Chính sách Xã hội”, nhiều năm qua, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng đã lan tỏa khắp 9 xã, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần thiết thực vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững cũng như bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Gia cảnh chị Rơ Chăm HĐưng (buôn Trôk, xã Ia Trôk) cũng như nhiều nhà khác quanh năm thiếu trước hụt sau, đói nghèo lởn vởn đeo bám. Nhà có 5 miệng ăn mà thu nhập chỉ trông chờ vào việc cày thuê cuốc mướn của hai vợ chồng. Nhờ sự động viên của bà con, năm 2012, chị Rơ Chăm HĐưng mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để nuôi bò. Sau 3 năm, từ một con bò cái ban đầu đã có thêm 2 con bê, cộng với rẫy mì đã nhân lên niềm vui cho gia đình. Trong niềm phấn khởi, chị cho biết: “Nhờ sự quan tâm của Nhà nước mà gia đình tôi được dùng nước sạch, nhờ vốn vay ngân hàng mà có đàn bò làm vốn trong tay. Dù còn vất vả kiếm tiền nuôi con ăn học nhưng vững tâm hơn trước rất nhiều”.

Theo chia sẻ của ông Nay Than-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Trôk, năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm tới 25,45%, chủ yếu rơi vào đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn thu nhập của bà con dựa vào trồng mía, mì, chăn nuôi bò, heo và làm công nhân theo thời vụ. Thông qua hoạt động ủy thác của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, bà con dân tộc thiểu số đã mạnh dạn tiếp cận với nguồn vốn chính sách xã hội. Mặc dù lãi suất thấp và được vay tối đa tới 50 triệu đồng nhưng đa số hộ chỉ vay đúng chương trình và đủ nhu cầu đầu tư, khả năng trả nợ nên hiệu quả đầu tư vốn và chất lượng tín dụng luôn được giữ vững, tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp.  

Kết quả đó có được là do Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Ia Pa đã bám sát nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, phân bổ nguồn vốn đến các xã và thực hiện giải ngân kịp thời nhu cầu vay vốn của bà con. Các chương trình tín dụng đã thực sự phủ sóng rộng khắp, mang đến cơ hội thay đổi cuộc sống cho hàng ngàn hộ nghèo, hộ gia đình chính sách. Với mạng lưới hoạt động tại địa bàn, Ngân hàng đã thực hiện cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn... với tổng dư nợ đạt 170,3 tỷ đồng, tăng 25,788 tỷ đồng so với đầu năm 2015; doanh số thu nợ đạt 26,214 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,22%/tổng dư nợ.

 Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.